“Tưởng” (5)
Trong khoa học, đời sống, nghệ thuật, văn hoá…ý tưởng sáng tạo luôn được đề cao, khuyến khích. Riêng trong Đạo Phật: Ngồi kiết già lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, đó là bắt đầu hành trình của “tưởng”, hành trình tu tập Phật pháp, gắn kết tư thế với điều kiện cung cấp năng lượng đủ cho não hoạt động.
Việc công kích người này lọt tưởng, người kia lọt tưởng, công kích, đả phá năng lực tư duy, năng lực sáng tạo mà không minh chứng, viện dẫn khoa học kể ra cũng là một dạng “khẩu nghiệp” vì đang gây ra chướng ngại, ác pháp.
Cứ tinh tấn hành trì tu tập, chẳng nghe, chẳng biết xung quanh để tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến không phải ai cũng làm được. Chỉ cần bám chặt định tư cụ (tứ chánh cần), phản tỉnh, kiểm soát để không làm khổ mình, khô người. Biết làm chủ hành vi, làm chủ tư duy bằng sự phản tỉnh, bằng suy xét, kiểm soát tất cả với tứ chánh cần. để tưởng không làm hại mình hại người. Đó cũng chính phần mở đầu của kinh song tầm, (19) Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.
Thật khó tiến thêm bước nào khi mà học Phật bằng qui nạp Tứ niệm xứ rằng thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã, thọ thị khổ. Có một phái thiền tên gọi Thiền tứ niệm xứ chính là cách qui nạp đó. Ngay cả khi việc quán chiếu thân, thọ, tâm, pháp không đem lại chút giá trị mới mẽ nào để tích cóp tri kiến giải thoát nhưng vẫn được duy trì. Việc câu thúc, kiềm hãm tưởng vừa là một tập tính trong trợ duyên cũng như tiếp nhận cũng còn có lý do khác.
Trong quản lý xã hội, định hướng tư tưởng là một phương pháp kiểm soát tự do tư tưởng để bảo đảm trật tự xã hội, nhưng trong tôn giáo lâu nay chưa hề nghe khái niệm đó. Có lẽ vì thiếu sự kiểm soát đó mà hệ tư tưởng vô minh chiếm lĩnh, mê tín dị đoạn ngày càng phát triển.
Tình trạng mượn đạo tạo đời trở thành thực trạng phổ biến. Người ta mượn danh nghĩa hoằng Pháp, trợ duyên để tuyên truyền mê tín, đẩy mạnh mê tín và gần như giành lấy ngọn cờ định hướng. Đúng ra đã đến lúc cân kíp để chấn chỉnh, uốn nắn, phục hưng lại những giá trị truyền thống Phật giáo bằng định hướng tư tưởng. Thực hiện điều điều đó, trước tiên cần nhận thức lại một cách chuẩn mực các khái niệm “lọt tưởng”, “ma tưởng”, “tưởng ấm”…trước khi nâng tầm hiểu biết cao hơn về “ngũ ấm ma”, về nhận diện mê tín bên cạnh với bảo tồn di sản tinh thần, đức tin tôn giáo truyền thống.
Để hoạt động định hướng tất nhiên cần bám chặt vào giá trị kinh tạng, hiểu đúng những lời Phật dạy mà kinh Tăng Nhất A-Hàm đã nêu:
1. Nhất tâm là định.
2. Bốn niệm xứ là định tưởng.
3. Bốn tinh cần là định tư cụ.
4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
5. Thở vô và thở ra là thân hành.
6. Tầm tứ là khẩu hành.
7. Tưởng thọ là tâm hành.
Chỉ trong 3 câu đầu đã xứng đáng là mật ngôn, là chỉ dụ, định tư cụ đó là công cụ hiệu lưc, giữ gìn khuôn thước, mẫu mực của ý hành để chỉ đạo hiệu quả thân hành, khẩu hành (ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện) định tưởng đó là phương pháp, là phương tiện với bốn trụ xứ thân, thọ, tâm, pháp phải được quán chiếu bằng cái nhìn, cái biết của hành giả chứ không là qui nạp, là ám thị, hay tác ý. Công năng của phá chấp, của đoạn diệt ác pháp, phá vỡ vô minh chính là lời của Đức Phật “Hãy thắp đuốc lên” và thắp lên để làm sáng rõ ngọn đuốc tâm pháp để tự tu, tự chứng, tự đạt.
Chúng ta sinh ra đã sống trong không gian của sự phân lập nhị nguyên tốt xấu, thiện ác mà sự lầm chấp đó là điều tất nhiên khó tránh. Sự tồn tại giả lập của nhị nguyên, của tương đối, của tục đế càng ngày càng làm cho rối loạn nhận thức đúng sai, thiện ác, lầm chấp mọi mặt. Đó là những điều mà Tứ diệu đế đã phơi bày rõ nét. Chính vì vậy, việc thả nổi tư tưởng cho thành phần cơ hội, gieo rắc bệnh tật đầy khắp trong đại chúng ngày một nặng nề hơn thì ai cứu, ai chữa cho nhiều thế hệ sau này. Đó là hiện tượng mà giáo hội đang ráo riết chấn chỉnh vì thực sự di hại của nó đã khá rõ.
Tìm ra Tứ thánh định, vạch ra lộ trình rõ ràng, nhưng bài học vô giá của Đức Thế Tôn là bài học đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng đến mức các đồng đạo phải thốt lên “Đức Phật chết rồi”. Giá lúc ấy Đức Phật viên tịch thật sự thì ta đã không có Đạo Phật. Bài học vô giá đó là bài học của tư tưởng của tự tu, tự chứng, tự đạt.
Tất cả chúng ta đều thừa nhận đang sống trong thế giới tương đối, của biện biệt nhị nguyên, sự vật hiện tượng đều có hai mặt. Thiện-ác cũng vậy, chỉ có sự hướng thiện chứ chưa thể có toàn thiện. Chỉ có Đức Phật là người vượt trên tất cả cái bình thường, tầm thường của tục đế để đến với chân đế, cái tuyệt đối. Để mọi người có thể hiểu đường đi của nhân quả buộc phải tự chọn lựa. Bao giờ con người cũng luôn đứng trước lựa chọn nhưng vì bât cập nên không hay, không biết mà thôi.
Hãy tưởng tượng người lính ở chiến trường buộc phải lựa chọn “hoặc tôi chết, hoặc anh chết” và duyên sự đã đưa đến chon lựa bắt buộc xiết cò. Tất cả mọi người cũng thế thôi. Sự lựa chọn bắt buộc để tồn tại là vậy. Nhưng cũng bãi chiến trường còn khét mùi thuốc súng đó, người lính lê bước thiểu não, thương tích lại bắt gặp kẻ thù thương tích nặng hơn, hấp hối, thở dốc đưa ánh nhìn van xin, đáng thương.
Trong hoàn cảnh này, anh bỏ đi cũng nhẫn tâm, giúp cho hắn phát đạn để chấm dứt đau đớn… hay băng bó vết thương, giúp hăn sức kéo dài cơn hấp hối được nhiêu hay bấy nhiêu. Mọi hành xử, thiện ác không ranh giới. Đứng trước quyết định chọn mặt nào trong hai mặt của đồng tiền lại đòi hỏi trong anh tâm từ bi đủ lớn, trí tuệ đủ sáng, tầm nhìn nhân quả thấu suốt. Như vậy mà bạn bằng chính sự lên án tưởng không tiếc lời lại muốn gieo vào đại chúng sự lười nhác tư duy, sự liệt tuệ, sự u mê đến bao giờ. Con người bao giờ cũng đứng trước một trong hai hoàn cảnh:
1. Hành xử theo bản năng
2. Hành xử theo lý trí
Thực ra lại rất hiếm khi đứng trước hoàn cảnh phải hành xử theo bản năng như vậy. Nhưng hành xử theo lý trí, có phán đoán lợi hại, suy xét thiệt hơn thì rất nhiều. Nhưng ngay cả trước hoàn cảnh như vậy con người cũng chia làm 3 loại với 33 hê qui chiếu khác nhau:
1. Khôn dại: Đó là hệ qui chiếu được sử dụng phổ biến nhất trong thế giới của đối đãi nhị nguyên. Việc lợi ta ta làm, đó là hạng phàm phu.
2. Đạo lý: Lấy nghĩa nhân, đạo lý làm căn bản, không chấp sự phán xét thông thường của thế tục. Đó là hạng trọng đạo lý, những người ít nhất có căn bản hiếu đạo cha mẹ, ông bà.
3. Nhân quả: Đó là hạng thánh nhân, có tâm từ bi đủ lớn, trí tuệ đủ sáng, tầm nhìn nhân quả thấu suốt. Bát chánh đạo chính là con đường mà hành giả “phóng sinh” tư tưởng, tự trang bị cho mình ngũ căn, ngũ lực đầy đặn, mạnh mẽ. Con đường ấy được vun đắp từ tầm và tứ, với hỷ lạc do ly dục sanh ra, với nhất tâm.
Trong mỗi hoàn cảnh, biết rõ mình là ai, đang làm gì, ứng xử ra sao để không phải hối tiếc, để tự nhìn ra ta đang đi lên “dương vô cực” hay đi xuống “âm vô cực”. Chỉ có anh nhìn rõ điều ấy. Không ai nhìn thay anh cả, Tứ chánh cần - định tư cụ là hành trang đầu tiên để con người rèn luyện chánh tư duy, chánh kiến là vậy. Thiện hay ác nó vận vào chính anh, vào nghiệp báo, nhân quả của anh. Chính vì vậy mà phải tự tu, tự chứng, tự đạt.
Trong 5 chi thiền, thì tầm tứ ngoài việc thiết lập chánh kiến, chánh tư duy còn là bài học quán chiếu thân tâm, để tự anh hoàn thiện, điều chỉnh mình. Trong Trường Sinh Học có pháp ám thị, Chơn Như có tác ý.
Kể cả tác ý hay ám thị đều từ một góc nhìn trong cái thế tục đối đãi nhị nguyên. Ám thị là phương pháp vẫn được sử dụng ở các phái thiền chữa bệnh. Nó mang lại kết quả nhất định mà kết quả ấy thực sự đã được xác chứng nhiều thế hệ. Và cứ thế lớp người hậu thế chỉ việc làm theo. Nhưng ám thị phác đồ chữa trị lại là điều cần thiết. Toàn bộ học viên TSH chỉ cần thiền và chỉ biết có thiền. Thế thôi, mọi phương pháp hỗ trợ, khai thông khác bị xem là lai căng, pha tạp.
Mọi sự hỗ trợ nếu qui vào 37 phẩm trợ đạo lại là lai căng, pha tạp đó là hạn chế không đáng có. Nhưng pháp môn đã vậy, đành chịu vậy. “Chữa bệnh” và “giác ngộ” với họ là hai. Nhưng với các tôn sư, chức sắc mang trọng trách “giác ngộ” gieo duyên thiện pháp, dựng ngọn cờ chánh Pháp thì không thể chấp nhận sự sai lệch, khiếm khuyết không nhận biết sự phân lập nhị nguyên như thân với tâm, như ngã với pháp đó.
Nếu kiến chấp, tự phụ thì hai vị thầy của Đức Phật chẳng kì kèo mời ông ở lại. Nhưng Đức Phật quyết tìm cầu cái gì chí thiện, an tịnh đạo lộ, con đường vượt qua đối đãi nhị nguyên thiện ác thông thường.
Để vượt qua đối đãi nhị nguyên ấy thì Bốn niệm xứ chính là bí kíp vạn năng. Tạm gác thọ trên các thọ, Pháp trên các pháp là hai pháp biến dịch luân chuyển, tương quan giữa thân và tâm – ngã và Pháp (đại ngã cũng như tiểu ngã). Khi thọ diệt, không hiện hữu thì thân cũng là tâm, tâm cũng là thân, đại ngã, tiểu ngã thảy đều là pháp. Nhưng hành trình diệt thọ, diệt ngã (Pháp) mà Đức Phật trải qua đó là cả hai phương pháp quán chiếu và tu tập.
Quán chiếu thì thân tâm là hai, nhưng tu tập thì thân tâm là một, dù khó phân định biệt lập nhưng rõ ràng thọ trên tâm khác với thọ trên thân. Còn tu tập thì thân tâm tuy hai mà một. Vì chính tư thế ngồi kiết già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, tức bạn đã dụng cả thân và tâm, cả tưởng và thức. Cũng chính tu tập là pháp thứ bảy trong 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc, giúp đoạn diệt sach lậu hoặc, dứt hết cảm thọ.
Khi thân và tâm là hai hình vuông có cạnh bằng nhau, hai hình tròn có cùng bán kính, tức nhất tâm thì đó là điểm đến của lộ trình. Hoạch định lộ trình, nhận rõ chuyển đổi nhân quả chính là theo dõi đinh vị, theo dõi sự dich chuyển để hành trì, tu tập.
Tôi không thể hình dung các bậc tự nhận chứng đắc tức đã vượt sang cõi giới của chân lý tuyệt đối nhưng trí tuệ tam minh lại luận giải rất sơ sài những đối đãi thế tục để con người vô minh vẫn cứ vô minh khi đứng trước hoàn cảnh cụ thể chọn lựa, quyết định.
Nhân quả chính là những lúc quyết định để thay đổi, chuyển dịch và chẳng ai lựa chọn thay ai được. Vì vậy mà Đức Thế Tôn mới thiết lập Bát chánh đạo, mới bảo “thắp đuốc lên”. Ngăn cản hành trì tầm tứ có phải là tội ác, là ác nghiệp…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm