Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/11/2023, 15:05 PM

Tượng Phật cổ hàng nghìn năm tuổi bị du khách bôi màu xanh đỏ lem nhem

Những bức tượng Phật cổ tạc trên vách đá có từ thời nhà Tùy và nhà Đường bị khách du lịch lấy sơn tô màu xanh đỏ đang trở thành chủ đề khiến dư luận Trung Quốc phẫn nộ.

Một vụ việc đang khiến dư luận bất bình liên quan tới những pho tượng cổ được tạc vào vách đá bị khách du lịch bôi màu phá hoại, làm mất đi sự tôn kính, trang nghiêm. Vụ việc xảy ra tại huyện Giang Nam, tỉnh Tứ Xuyên.

Công trình cổ bị tô màu lem nhem (Ảnh: News).

Công trình cổ bị tô màu lem nhem (Ảnh: News).

"Những bức tượng bị phá hỏng khiến nhiều người muốn khóc. Để những công trình cổ hàng nghìn năm tuổi tồn tại tới ngày nay là điều không dễ dàng, vậy mà lại bị làm hỏng trong tích tắc", một tài khoản trên Weibo đăng tải dòng trạng thái kèm thêm các hình ảnh chụp ở hiện trường.

Từ hình ảnh được chia sẻ cho thấy những pho tượng cổ bị sơn màu sặc sỡ xanh đỏ. Chỉ duy nhất một vài bức tượng may mắn không bị phá hoại, giữ được màu sắc nguyên bản.

Quả báo của việc hủy hoại tượng Phật

Vụ việc đang khiến dư luận bất bình (Ảnh: News).

Vụ việc đang khiến dư luận bất bình (Ảnh: News).

Sau đó, đại diện của cơ quan bảo vệ di tích văn hóa địa phương đã lên tiếng xác nhận vụ việc. Thông tin ban đầu cho biết, một cụ bà khoảng 70 tuổi trong huyện đã thuê một thợ quét sơn tới sơn màu lên các pho tượng để tỏ lòng thành kính.

Màu sắc nguyên bản của các pho tượng Phật cổ (Ảnh: News).

Màu sắc nguyên bản của các pho tượng Phật cổ (Ảnh: News).

Hiện phòng văn hóa du lịch huyện Nam Giang đã phối hợp cùng Cục di tích văn hóa và trung tâm bảo tồn văn hóa địa phương, cử chuyên gia tới kiểm tra, phân tích mức độ tổn hại của các công trình cổ.

Đồng thời phía địa phương cũng cử cán bộ tới các thôn, xóm, phổ biến luật pháp và quy định với người cao tuổi.

"Rất may vụ việc được phát hiện sớm nên các chuyên gia đã tìm ra nguồn gốc của màu sơn. Trọng tâm hiện nay là xác định giải pháp kỹ thuật càng sớm càng tốt để sửa chữa", đại diện trung tâm bảo tồn văn hóa địa phương lên tiếng.

Được biết, nhân viên của cục di tích văn hóa đã tới các quầy bán sơn ở địa phương để tìm hiểu loại sơn bị phun lên công trình cổ. Sau đó, họ đã liên hệ với nhóm chuyên gia từ Viện khảo cổ học và bảo tàng Đại học Tứ Xuyên để phân tích chi tiết các thành phần sơn. Từ đó, nhóm chuyên gia tìm ra phương pháp phục hồi hiệu quả.

Theo các chuyên gia, công trình cổ có tuổi đời hàng nghìn năm. Tuy nhiên nơi này bị những tán cây cao rậm rạp che khuất nên mãi tới năm 2017 mới được một cán bộ địa phương vô tình phát hiện ra.

Các bức tượng nằm trên 2 tảng đá sa thạch cách nhau khoảng 20m. Sau đó, cơ quan bảo tồn văn hóa đã thực hiện các biện pháp bảo vệ, che phần đỉnh tượng bằng mái che và lắp đặt thiết bị giám sát.

Theo Dân Trí. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Châu Nhuận Phát không chơi mạng xã hội, học cách “lắng nghe âm thanh trong tâm hồn”

Quốc tế 16:30 06/11/2024

Tài tử Hong Kong Châu Nhuận Phát nói không đăng ảnh lên mạng xã hội vì dùng điện thoại đời cũ.

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Xem thêm