Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/04/2020, 10:06 AM

Tùy bút "Nhớ vườn trầu của nội"

Trong bữa cơm chiều với nồi cá bống kho tộ, tô canh chua cá lóc nấu với bạc hà, nội tôi thật buồn. Nội nói mấy mươi gia đình trồng trầu cả trăm năm nay, buồn vui với dây trầu từ đời nầy đến đời khác.

Tùy bút: Những chiếc khẩu trang của mẹ

Rất lâu rồi, tôi mới có dịp về lại quê nội miệt Vị Thủy, Hậu Giang trong không khí tết đã cận kề. Trong bữa cơm chiều với nồi cá bống kho tộ, tô canh chua cá lóc nấu với bạc hà, nội tôi thật buồn. Nội nói mấy mươi gia đình trồng trầu cả trăm năm nay, buồn vui với dây trầu từ đời nầy đến đời khác. Riêng bà đã gắn bó với vườn trầu từ khi lúc lọt lòng đến tận bây giờ. Vậy mà năm nay lá trầu rớt giá thê thảm. Nếu như năm “ngoái” gần 10.000 đồng/ốp (40 lá trầu) thì năm nay chỉ còn xấp xỉ 1.700 đồng/ốp. Người trồng trầu như nội tôi “cười ra nước mắt”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hồi đó nội tôi thường dạy con cháu mấy câu ca dao chơn chất nhưng dễ nhớ lâu quên như  “...Xưa kia ai biết ai đâu/ Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen" hay là “...Thưa rằng bác mẹ em răn /Làm thân con gái chớ ăn trầu người..."

Bà nói: lá trầu, trái cau là cốt cách quê hương, là cái tâm, cái nghĩa, cái lòng của con người, bởi vậy bất kể nhà nào có chuyện vui, chuyện buồn như: tang ma, cưới, hỏi đều có mặt trầu, cau dù gia quyến sang, hèn thể nào cũng vậy.

Không hiểu sao đất quê nội tôi lại trồng trầu tốt rất lạ thường. Cả xóm tôi có tới hàng trăm hộ trồng trầu từ đời nầy sang đời khác.Thấy đơn giản nhưng lá trầu đã nuôi sống hàng vạn con người biết thương trầu, quyến luyến với trầu như những người bạn thân thiết nhất của cuộc đời. Mỗi ngày xóm trầu quê tôi lại rộn ràng với điệp khúc lao động thân quen : cơi giàn, hái trầu, bó ốp, làm cỏ, vô phân…vừa làm việc vừa kể chuyện làng, chuyện xóm rất rôm rã. Có nhiều đôi trai gái nên nghĩa vợ chồng cũng từ nguyên cớ làng trầu nầy. Có những đêm trăng sáng, cả xóm tôi hái trầu ban đêm để kịp giao cho bạn hàng. Người hái, người bó làm việc thâu đêm nhất là dịp cận tết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tùy bút “đám giỗ ở quê”

Mười năm trước, xóm trầu quê nội tôi vào khu qui hoạch xây dựng trung tâm thương mại. Cả xóm tôi mừng khấp khởi vì giá bồi hoàn khá cao. Nhà nhà thi nhau mua sắm phương tiện nghe nhìn, đi lại. Nhà mới mọc lên vùn vụt. Màu xanh xóm trầu mất dần, mất dần thay vào đó là sắt, đá, bê tông nằm la liệt bên tiếng máy thi công công trình hoạt động suốt ngày đêm. Vậy mà nội tôi vẫn buồn, vẫn tiếc. Mỗi khi chiều xuống, bà lặng lẽ tìm đến mấy mươi nọc trầu còn lại bởi không rơi vào khu qui hoạch với đôi mắt ươn ướt như tiếc nuối một điều gì thiêng liêng lắm. Bà nói: trầu là người bạn tri âm với mình từ nhỏ đến giờ, sao nỡ buộc bà phải xa lìa chúng.

Chiều nay, nội tôi lại buồn rười rượi. Buồn không chỉ vì lá trầu mất giá mà còn buồn bởi người ăn trầu quê giờ đã thưa dần. Bà nói: mai này biết có còn ai ăn trầu?

Xuân lạnh đang về trên vườn trầu của nội tôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm