Tùy bút: Những chiếc khẩu trang của mẹ
Tôi vừa khóc vừa gọi điện cho mẹ. Bên kia đầu dây, mẹ hỏi vồn vã “Con đã nhận được “cục” khẩu trang rồi hả? Nhớ đeo cho đàng hoàng. Có dơ thì giặt lại mà xài. Để vài bữa mẹ may tiếp “ba mớ” nữa rồi gởi lên cho con.
Sáng nay tôi bất ngờ khi nhận được gói khẩu trang may bằng vải mới của mẹ tôi từ dưới quê gởi lên kèm lá thư tay đầy lỗi chính tả “Bến Tre ngày 2 tháng 3 năm 2020. Lim con. Mẹ nghe nói “chên” thành phố “lút” nầy mua khẩu trang khó quá mà dịch “bịnh” lây “lang” nhiều lắm. Mấy ngày nay, mẹ ra đầu vàm mua “dãi” về “mai” hai chục cái khẩu trang gởi lên trển để con xài. Mẹ của con”.
Tôi bật khóc với những giọt nước mắt của một người đàn ông. Ngay cả tên của tôi mẹ cũng viết sai từ Liêm sang “Lim”. Mẹ tôi suốt đời lam lũ nuôi mấy anh em tôi ăn học chốn đô thành bởi ba tôi mất sớm. Nhà ngoại tôi xưa nghèo lắm nên mẹ tôi cùng các cậu, các dì chỉ học tới lớp 3 là đã nghỉ học để mò cua, bắt ốc. Có lẽ mấy mươi năm rồi mẹ mới viết lá thư tay cho tôi nên nét chữ chẳng ngay hàng thẳng lối và đầy lỗi chính tả. Tôi khóc vì thương mẹ nhiều quá. Vậy mà tôi lại lãng quên tình thương của mẹ. Có khi cả tháng trời tôi mới gọi điện thoại thăm hỏi qua loa có có lệ. Qua điện thoại tôi nghe rất rõ tiếng mẹ khóc không hiểu vì nhớ con hay vì giận dỗi đứa con trai nơi chôn đô thành.
Đã hơn 20 năm chưa có cái tết nào tôi lại đưa vợ con về đón tết ở quê cho mẹ bớt quạnh quẽ, cô đơn với hàng chục lý do mà tôi đã tự dựng lên để lừa dối mẹ. Thay vào đó là những khoản tiền mà tôi gởi về quê để mẹ sắm sữa đồ đạc khi tết đến. Có lần mẹ bệnh nhiều, tôi gọi điện nói mẹ cứ thuê một “ ô sin” chăm sóc, phần tiền thuê mướn tôi sẳn sàng chi trả bởi tôi quá nhiều việc kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật nhưng thật ra tôi ngán ngẫm cái cảnh phải chăm sóc mẹ ở cái bệnh viện nghèo ở quê tôi thiếu thốn đủ điều.
Vậy mà hôm nay, mẹ chăm chút, tỉ mẫn may từng chiếc khẩu trang gởi lên cho tôi cùng với lá thư tay do mẹ viết. Mẹ đang lo lắng cho tôi từng phút, từng giây như thuở còn thơ ấu còn tôi có nhớ gì, lo gì cho mẹ tôi đâu, có chăng là những khoản tiền “ nghĩa vụ” của một đứa con bất hiếu.
Tôi vừa khóc vừa gọi điện cho mẹ. Bên kia đầu dây, mẹ hỏi vồn vã “Con đã nhận được “ cục” khẩu trang rồi hả? Nhớ đeo cho đàng hoàng. Có dơ thì giặt lại mà xài. Để vài bữa mẹ may tiếp “ba mớ” nữa rồi gởi lên cho con. Vợ con bây khỏe hả. Lâu quá hổng thấy đứa nào dìa thăm tao. Tổ cha nó”.
Mẹ ơi! Ngàn lần xin lỗi mẹ.
Làm khẩu trang bằng giấy vệ sinh, hãy bình tâm nghĩ lại lời Phật dạy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm