Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/09/2023, 11:15 AM

Vài suy nghĩ về bốn tông chỉ của Phật Quang Sơn

Nếu Thiếu Lâm Tự là niềm tự hào của Phật giáo Trung Hoa trong thời cổ trung đại, thì Phật Quang Sơn phải được coi là biểu tượng huy hoàng của người con Phật ở Đài Loan cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.

Phật Quang Sơn, do đại sư Tinh Vân sáng lập năm 1967 tại Đài Loan, là một trong những tổ chức Phật giáo nổi tiếng hiện nay và đang có ảnh hưởng rất lớn trên phạm vi toàn thế giới trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội và tín ngưỡng tôn giáo. Nếu Thiếu Lâm Tự là niềm tự hào của Phật giáo Trung Hoa trong thời cổ trung đại, thì Phật Quang Sơn phải được coi là biểu tượng huy hoàng của người con Phật ở Đài Loan cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.

Việc xác định rõ phương hướng và mục tiêu của Phật giáo nói chung, của người xuất gia nói riêng trong thời hiện đại thiên về vật chất với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, tưởng chừng là việc đơn giản, thật ra rất đáng để chúng ta quan tâm suy nghĩ một cách nghiêm túc. Trong bài viết này chúng tôi không có ý nói về những thành tựu về nhiều mặt mà tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn đã đạt được, chỉ xin nêu ra những suy nghĩ cá nhân về bốn đường lối định hướng cho sự phát triển của tổ chức Phật Quang Sơn từ khi tổ chức đó ra đời. Bốn đường lối đó là:

Phiên âm:

Di văn hóa hoằng dương Phật pháp

Di giáo dục bồi dưỡng nhân tài

Di từ thiện phúc lợi xã hội

Di cộng tu tịnh hóa nhân tâm

Tạm dịch:

Lấy văn hóa để hoằng dương Phật pháp

Lấy giáo dục để bồi dưỡng nhân tài

Lấy từ thiện để lợi ích cho xã hội

Lấy cùng tu để lòng người thanh tịnh

01

Một là lấy văn hóa để hoằng dương Phật pháp. Hiện nay xã hội chúng ta đang rất đề cao văn hóa, xem nó là động lực để phát triển xã hội. Các nhà nghiên cứu uy tín đều xác nhận văn hóa Phật giáo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời khỏi nền văn hóa của những nước đã có truyền thống Phật giáo lâu đời. Việc củng cố và phát huy những truyền thống tâm linh và nhân văn của văn hóa Phật giáo chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoằng dương chánh pháp. Cội nguồn và sức sống của văn hóa nhân loại nói chung của các nền văn hóa dân tộc nói riêng là vô cùng vô tận, việc gieo rắc tinh thần “từ bi hỷ xả”: của Phật giáo vào các nền văn hóa chính là sự tôn vinh văn hóa một cách hữu hiệu nhất, bởi vì văn hóa Phật giáo mới chính là văn hóa mang bản sắc nhân văn với ý nghĩa cao nhất.

Hai là lấy giáo dục để bồi dưỡng nhân tài. Đây là vấn đề thiên kinh địa nghĩa đã được nói đến từ lâu. “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”( trích theo các văn bia tiến sĩ của người Việt) cần phải được xem như một lời nhắc nhở thường trực đối với những ai có trách nhiệm xây duengj xã hội. Không riêng gì Việt Nam, mọi xã hội hiện nay đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhưng có lẽ việc hiện thực hóa một cách triệt để và hữu hiệu phương châm này vào trong cuộc sống ở nước ta vẫn là một vấn đề còn ở tương lai. Nhiệm vụ chính của người xuất gia theo truyền thống Phật giáo từ ngàn xưa là giáo hóa ( một cách nói khác về giáo dục), chúng sinh tu tâm dưỡng tính, bỏ ác làm lành, lìa sông mê đến bờ giác. Cho nên, lấy giáo dục để bồi dưỡng nhân tài làm kim chỉ nam để phát dương quang đại Phật giáo nói riêng, phát triển đất nước nói chung vẫn là vấn đề vô cùng cấp bách của chúng ta hiện nay cũng như trong tương lai.

Ba là lấy từ thiện để làm lợi ích cho xã hội. Trong xu thế: “nhà nhà làm từ thiện, người người làm từ thiện” như hiện nay, thì việc xác định mục đích chân chính, vô tư của việc làm từ thiện, hầu tránh những tiêu cực trong công tác từ thiện đang là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Xuất phát từ tâm từ bi( từ) để làm việc tốt( thiện) là tôn chỉ của Phật giáo, làm kim chỉ na m cho công việc từ thiện. Tôn chỉ này căn cứ vào pháp bố thí ba la mật đứng đầu trong Lục ba la mật( sáu hạnh tu của Bồ tát). Theo Phật giáo, Bố thí gồm có ba thứ:

Tài thí: gồm nội tài (cho người bịnh những thứ thuộc cơ thể người như mắt, tim, gan, thận…và ngoại tài( cho người nghèo khổ tiền bạc, của cải vật chất...) 

Pháp thí: Khuyên người khác tu tâm dưỡng tính, bỏ việc xấu làm việc tốt, cố gắng sống tốt.

Vô úy thí: Giúp cho người khác sự không sợ hãi trước mọi sự đe dọa, mà sự sợ hãi lớn nhất của con người là sợ chết.

Nhà Phật cho rằng làm từ thiện vì lòng thương người, thương đồng loại cũng là tốt rồi. Nhưng làm từ thiện vì lòng thương người nghĩa là vẫn còn phân biệt mình là người cho, người ban bố. Như vậy, vô tình gây cảm giác tủi thân cho những người nghèo khổ. Vì vậy, khi làm từ thiện phải không còn thấy mình là người cho, người nghèo khổ là người nhận, tức là không còn phân biệt giữa người cho, kẻ nhận, không còn nhân ngã bỉ thử thì mới là tốt nhất. Chỉ có như vậy thì mới có thể khắc phục được kiểu làm từ thiện vì mục đích danh lợi cá nhân. Chúng tôi nghĩ rằng đây mới là tâm thế và mục tiêu mà những người làm từ thiện chân chính trong xã hội cần hướng tới.

Bốn là lấy cùng tu để lòng thanh tịnh. Tất cả mọi người cùng nhau giác ngộ tu hành là cái góc của Phật giáo. Tâm tịnh thì thế giới tịnh, tâm bình thì thế giới bình. Tâm của mọi người được thanh tịnh, được bình an, thì thế giới này là thế giới của sự an lạc và hạnh phúc. Nguyên nhân của tất cả sự đau khổ không do tâm tham lam, tâm giận dữ, tâm si mê ,tức là chuyển tâm si mê thành tâm sáng suốt, chuyển tâm giận dữ thành tâm bình an, chuyển tâm tham lam thành tâm thnah tịnh thì giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề đau khổ của con người.

Trong bốn phương châm trên, điều thứ tư là cốt tủy là nền tảng cơ bản để ba điều trên dựa vào. Mới nhìn thì những điều này cũng không phải là mới hay đặc biệt gì và đã được người này hoặc người kia nhắc đến, nhưng để khái quát thành tông chỉ, thành phương châm hành động thì có thể xem như là một bước phát triển đáng kể.

Hơn nữa, những thành tựu đã đạt được của tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn dựa trên bốn tông chỉ này đã minh chứng thuyết phục tính khả thi và hiệu quả của nó. Làm thế nào đẻ trên khế hợp với tông chỉ của Phật, dưới phù hợp với đời sống xã hội hiện đại là mối trăn trở của Phật giáo nói chung, của mỗi người đệ tử Phật chân chính nói riêng. Thì ở đây, bốn tông chỉ đáng để chúng ta suy nghĩ nghiêm túc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm