Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 17/12/2017, 14:45 PM

Vãn cảnh chùa Thầy

Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy từ lâu đã nổi tiếng không chỉ ở những truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng xung quanh cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh, mà còn bởi vẻ đẹp của kiến trúc, non nước hữu tình, cảnh trí như chốn bồng lai.

Tương truyền, chùa Thầy được xây dựng từ thời Lý (TK XI), trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam. Trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì. Phía trước hồ có một doi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ.
 Toàn cảnh chùa Thầy nhìn từ đỉnh núi Sài Sơn
 Lễ hội chùa Thầy thu hút nhiều du khách thập phương về dự hội
 Hoa gạo nở cũng là thời điểm diễn ra lễ hội chùa Thầy
 Chùa Thầy nhìn từ trên cao với thủy đình lung linh trên mặt nước
Kiến trúc chùa Thầy là sự hội nhập giữa tín ngưỡng bản địa với Phật giáo, giữa tính chất từ bi của Phật với sự linh thiêng của Thánh. Chùa Thầy được biểu hiện bằng một cấu trúc hoàn chỉnh gắn kết giữa kiến trúc chùa với một cung Thánh nối vào phía sau tòa nhà Tam bảo trên cùng một trục.

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh Hiền, Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng nằm tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, có biển đề Đại hùng Bảo điện, có tượng Di Đà Tam tôn.

Chùa Thầy có tới ba pho tượng Từ Đạo Hạnh. Một được đặt tại nhà Tổ, một ở ban thờ chính và một đặt trong khám thờ Từ Đạo Hạnh tại điện Thánh. Trong đó, pho tượng Từ Đạo Hạnh ở kiếp tu tiên được làm theo hình thức tượng rối đặt trong khám thờ tại điện Thánh là đáng chú ý hơn cả. Pho tượng này được tạo tác một cách đặc biệt nhằm đề cao vai trò của đức thánh Từ - vị thánh được nhân dân trong vùng tôn xưng như ông tổ của nghề múa rối nước.
 Kiến trúc cầu Nguyệt Tiên Kiều là biểu hiện của trời – trăng, âm – dương đối đãi, hòa hợp tạo thế cân đối, tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi chùa
 Du khách thập phương tới dâng lễ cầu may tại chùa Cao trên lưng chừng núi Sài Sơn
 Một họa tiết trang trí hình con nghê bằng đá trên mái chùa
 Bia đá cổ trên đường vào động Thánh Hóa
 Nét rêu phong cổ kính của ngôi chùa cổ nằm trên núi Sài Sơn
 Tượng Đức thánh tổ Từ Đạo Hạnh bên trong hang Thánh Hóa
 Tượng ông Thiện bên trong đền thờ Vua cha Mẫu mẹ
 Tượng ông Thiện bên trong hang Thánh Hóa.
 Những bức tượng trong đền thờ Vua cha Mẫu mẹ được sơn son thếp vàng mang đậm văn hóa Việt
 Du khách đi lễ Phật cầu may trong hang Thánh Hóa
Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni, phật tử và du khách từ các nơi khác về dự rất đông.

Không chỉ có những nghi thức tôn giáo, hội chùa Thầy còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian. Du khách đi hội chùa Thầy, ngoài thú vui vãn cảnh chùa, còn có thêm thú vui mạo hiểm leo núi, khám phá thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ ở nơi đây.

Cảnh quan non nước hữu tình và những truyền thuyết sống động về đức Thánh Từ Đạo Hạnh đã làm cho vùng đất Sài Sơn trở nên linh thiêng. Và ở đó, chùa Thầy trở thành một chốn thiền môn thanh tịnh cuốn hút du khách gần xa tìm về vãn cảnh, lễ Phật.

Trịnh Bộ - Thông Hải
Nguồn link: http://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/van-canh-chua-thay/109360.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm