Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 25/06/2023, 09:00 AM

Vấn đề tài sản của người tại gia theo quan điểm của đạo Phật (Phần 2)

Đức Phật gọi người có hai mắt là người biết làm ra tài sản đúng pháp, sau đó lại tăng trưởng đúng pháp: bố thí, ý tốt đẹp, không do dự khi bố thí. Kẻ có tài sản mà biết sử dụng tài sản đúng mục đích thì tài sản ấy càng nhân lên gấp bội và tạo phước đức cho các kiếp sau.

Giá trị của tài sản

“Lành thay sự bố thí

Với tài sản hợp pháp”.

Tài sản có giá trị vô cùng to lớn, nó không những giúp bản thân, gia đình có đời sống ấm no mà còn là phương tiện thuận lợi để làm phước thiện, tạo phước đức cho kiếp sau. Khi tài sản làm ra đúng pháp sẽ luôn được khả lạc, khả hỷ, khả ý, tiếng tốt về bản thân được vang xa và người thân được thơm lây. Vị ấy sẽ được sống lâu, thọ mạng kéo dài, sau khi thân hoại mạng chung được sinh vào cõi lành. Có bốn loại an lạc mà người tại gia thọ hưởng khi tài sản làm ra đúng pháp, đó là: Vị ấy được giữ nó, đây gọi là lạc sở hữu vị ấy thọ hưởng và làm việc phước hoan hỷ, đây gọi là lạc thọ dụng tài sản; vị ấy không mắc nợ ai nên gọi là lạc không mắc nợ; tài sản làm ra đúng pháp nên vị ấy được lạc không sợ phạm tội.

Nhưng tài sản thế gian không có giá trị cho lộ trình giải thoát. Nó chỉ là phương tiện trợ duyên cho hành giả tu tập. Đức Phật dạy rằng mặt mất tài sản không tổn hại nhiều bằng mất mát trí tuệ; tăng trưởng tài sản không có giá trị bằng tăng trưởng trí tuệ. “Chánh mạng là biết dù đối với tài sản Hiền thánh, xả bỏ tài sản thế tục, nhẹ nhàng thân thể tức là khinh an giác chi”. Đức Phật xác quyết rằng không do nhân thành tựu tài sản mà loài hữu tình sau khi chết được lên cõi trời, cõi đời. Do nhân thành tựu giới, thành tựu tri kiến mà được sinh thiện giới.

Đức Phật đề cao và tán thán hội chúng tôn trọng diệu pháp và phê phán hội chúng tôn trọng tài vật. Chúng đệ tử nên thực hành sự cầu pháp, đừng thực hành cầu ẩm thực. "Khổ lụy, này các Tỳ kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách”.

Vì vậy, hàng Phật tử phát tâm cầu học Phật thì nên giảm bớt sự thọ dụng, sống thiểu dục tri túc và phòng hộ căn môn.

Phương pháp dùng tài sản có lợi ích

Đức Phật gọi người có hai mắt là người biết làm ra tài sản đúng pháp, sau đó lại tăng trưởng đúng pháp: bố thí, ý tốt đẹp, không do dự khi bố thí. Kẻ có tài sản mà biết sử dụng tài sản đúng mục đích thì tài sản ấy càng nhân lên gấp bội và tạo phước đức cho các kiếp sau. Đây là phương pháp sử dụng tài sản có lợi ích nhất.

Đức Phật tán thán và ngợi khen hạng người tìm cầu của cải hợp pháp, phải lẽ, tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, người giúp việc, cũng như cúng dường Sa-môn, Phạm chí; khi có của cải thì không đắm nhiễm, không hệ lụy, thấy được tai họa, biết sự xuất yếu khi tiêu dùng". “Thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, biết tài sản xuất, sinh sống một cách thăng bằng điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn”. Nếu biết chi tiêu hài hòa, không quá nghiêng về một bên nào thì đó là một người biết cách để sử dụng tài sản khôn khéo. Nếu không biết chi tiêu đúng mực, như tiền nhập vào ít nhưng sống hoang phí, thì sẽ dẫn đến sạt nghiệp. Ngược lại có tiền mà bỏn xẻn, ky bo, không dám chi tiêu thì cũng không nên. Tài sản nên sử dụng để đem an lạc cho mình, người thân, để cúng dường đến bậc hướng thượng. Đây chính là cách sử dụng tài sản đem lại giá trị, lợi mình và lợi người. Các tài sản được thọ dụng chơn chánh thì vua chúa, lửa đốt... không thể cướp đoạt được..

“Tài sản không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật”. Tài sản có đó rồi mất đó, nó không tồn tại lâu dài, khi ta chết cũng không mang theo được, chỉ có nghiệp theo ta như bóng không rời hình. Người thế gian nên hành bố thí, cúng dường tùy theo khả năng, từ đó có được thiện nghiệp tích lũy cho tương lai. Đây mới là tài sản chắc thật, hữu ích.

Vấn đề tài sản của người tại gia theo quan điểm của đạo Phật (Phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phương pháp bảo vệ tài sản

Bốn pháp giúp gia đình giữ được tài sản tồn tại lâu dài là: tìm những gì đã mất, sửa những gì đã già yếu, ăn uống không quá độ, đặt nữ nhân nam nhân có giới vào địa vị tối thắng”. Tìm những gì đã mất tức là không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, phải tìm cho ra bằng được nguyên nhân tài sản đã mất, bị hư hao. Sửa những gì đã già yếu là nên thay đổi và thích nghi theo đúng thời đại; nên thay đổi cách quản lý cũ… để cho hợp với xu hướng phát triển. Những người nam, nữ có đạo đức về giới hạnh thì đề cao, nâng đỡ và trọng dụng.

Tài sản làm ra đã khó, việc gìn giữ, phòng hộ, và bảo vệ càng khó hơn. Tài sản sẽ không bị vua lấy đi trong trường hợp vị ấy làm việc hợp pháp và trong nhà đã có người nối dõi. Trộm cướp không thể vào nếu ta có phương pháp bảo vệ hợp lý. Các nạn nước cuốn, lửa thiêu ta có thể phòng hộ, ngăn ngừa. Đối với việc người thừa kế, ngay từ đầu cần giáo dục con cái sống đạo đức, tuân thủ năm giới, dạy chúng sống tự lập, quý trọng những gì đang có và trân trọng công sức người làm ra. Khi mới học nghề phải biết tằn tiện gom nhặt, có tài vật thì nên chia làm bốn phần: nuôi thân, cho công việc, để dành và làm phước. Dùng trí tuệ để tính toán và xây dựng thì của cải theo đó sinh như các dòng về biển, của cải ngày càng tăng thịnh thêm.”

“Khi nào các Tỳ-kheo, các người giữ giới đi đến gia đình, các người tùy theo khả năng, tùy theo năng lực, san sẻ vật bố thí. Này các Tỳ kheo, như vậy đưa đến tái sản lớn và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy”. Đây là tích lũy cao thượng, nó không những bảo vệ được tài sản hiện tại mà còn vun bồi tài sản phước đức tương lai.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm