Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/09/2021, 14:53 PM

Văn sám hối tam nghiệp

Có nghiệp, phải sám hối cho được hảo tướng và Phật luôn hiện diện trong tâm ta thì chúng sanh thấy ta, họ được an lành.

Sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo, nguyện sửa đổi không dám tái phạm những lỗi lầm đó nửa.

Sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo, nguyện sửa đổi không dám tái phạm những lỗi lầm đó nửa.

Để dứt trừ ba nghiệp cần tu sám hối

Nếu người Phật tử biết sám hối nghĩa là biết sửa đổi, tức nhiên là một người đó có tiến bộ trên con đường tu tập sẽ được những lợi ích thiết thực trong hiện tại cũng như tương lai.

Đức Phật đã dạy trong kinh Trường A Hàm: "Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai" và Ngài cũng khẳng định: "Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng" - (Kinh tứ thập nhị chương).

Dưới đây là bài văn sám hối tam nghiệp, mời quý vị cùng đọc: 

Trước Phật đài con xin sám hối,

Xét lại mình tội lỗi từ xưa,

Hoặc là nhiều kiếp dây dưa,

Chập chồng nghiệp quấy có thừa núi cao.

Thân đựng chứa biết bao tật xấu,

Bước chân đi theo dấu đường đời,

Cách ăn thói ở tùy thời,

Nào con có tránh khỏi nơi tội tình.

 

Tội thứ nhứt: Sát sinh thực nhục,

Thuở bé thơ đến lúc trưởng thành,

Vì con cha mẹ cam đành,

Giết loài muông thú nuôi sanh mạng nầy.

Con cũng có tự gây lấy nghiệp,

Cùng bao người gián tiếp trợ duyên,

Thức ăn bán ở thị thiền,

Sát sanh tội bởi đồng tiền trao tay.

Thân con lỡ tạo vay nghiệp ác,

Muôn vạn loài oan thác vì con,

Ví như thây ướp hằng còn,

Từ xưa chất để nên hòn núi cao.

Tính một kiếp dồn bao nhiêu kiếp,

Thân con đây tội nghiệp dẫy đầy,

Xét ra thì thịt xương này,

Lại là xương thịt muôn thây tạo thành.

Cũng có lúc lòng lành bất nhẫn,

Nghe tiếng kêu hối hận giựt mình,

Máu me ràn rụa thân hình,

Mắt trông cảnh thảm động tình xót xa.

Con nguyện hứa thứ tha tất cả,

Lòng dặn lòng cải hóa tự thân,

Học đòi theo bậc Triết nhân,

Tạm dùng rau trái nuôi thân qua ngày.

Nhưng trong cõi trần ai bụi bặm,

Giữ làm sao khỏi lấm tấc son,

Biết bao nghiệp sát cỏn con,

Nhiều lần vô ý dập dồn tội khiên.

Nay đến trước Phật tiền sám hối,

Lượng từ bi xá tội lỗi lầm,

Ăn năn gội rửa lòng phàm,

Con nguyền sửa đổi việc làm từ nay.

 

Tội thứ hai: Tham tài trộm đạo,

Thói vạy tà gian xảo xấu xa,

Hoặc từ nhiều kiếp trải qua,

Hoặc thời thơ bé tạo ra tội tình.

Nhìn lại tấm thân hình trưởng đại,

Hẳn có khi tội trái lôi thôi,

Của người nhọc đổ mồ hôi,

Dùng mưu chước lấy đắp bồi thân ta.

 

Tội thứ ba: Dâm tà loạn phép,

Lỗi đạo hằng mang nghiệp vào thân,

Tấm lòng yểm cựu nghinh tân,

Làm sao tranh khỏi xoay vần trái oan?

Ðường tình ái đã chan chan tội,

Nẻo dâm tà càng lỗi nặng lung,

Tấm thân tội lỗi thẹn thùng,

Kiếp này kiếp khác chập chồng bằng non.

 

Tội thứ tư: Vọng ngôn dối trá,

Lợi cho mình thiên hạ hại thân,

Vẽ duyên thêu dệt xa gần,

Muôn điều rối rắm, trăm phần đảo điên.

Thói lưỡng thiệt hai bên đâm thọc,

Cho đôi đàng trách móc lẫn nhau,

Mở lời để hại về sau,

Một câu thất đức họa sâu không ngừa.

 

Tội thứ năm: Say sưa chè rượu,

Lỗi giới điều do tửu nhập tâm,

Thêm lòng ham muốn tham lam,

Càng thâu chất chứa, càng làm mê say.

Bịnh sân hận ai tài chuyên chữa,

Nổi nóng lên như lửa cháy rừng,

Si mê đâu biết tỏ tường,

Cõi mơ muôn vạn nẻo đường nhá nhem!

Năm giới chánh cộng thêm giới phụ,

Tam nghiệp chung tính đủ thập điều,

Phật ban giới cấm đã nhiều,

Mà con lỗi phép chẳng theo luật Ngài.

Hoặc vô ý không hay tội trượng,

Hoặc yếu hèn chẳng cưỡng được tâm,

Tự làm hoặc xúi người làm,

Hoặc nghe thấy ác lòng phàm đua vui.

Từ vô thỉ tạo rồi nghiệp chướng,

Ðến những nay vô lượng kiếp sinh,

Mỗi phen mang lấy thân hình,

Tạo gây lắm thứ tội tình nghiệp duyên.

Tấc lòng thành con nguyền sám hối,

Xét tội xưa tránh lỗi về sau,

Cầu xin nước tịnh rưới vào,

Tâm con được sạch làu làu hôm nay.

Con cố gắng từ đây sắp tới,

Giữ đúng theo ngũ giới Phật truyền,

Cần trau tam nghiệp trọn hiền,

Pháp tu thập thiện vẹn tuyền mới cam.

Mong đến chốn già lam Phật cảnh,

Giã cõi đời ảo ảnh phù du,

Con về con học phép tu,

Làm dân đất Phật thiên thu sống đời.

Ðường giải thoát lòng con chí dốc,

Quyết phăng tìm theo gốc tu chơn,

Nương nhờ Tam Bảo là hơn,

Con nguyền chẳng dám khinh lờn dễ duôi.

Ðược thưởng thức chút mùi vị đạo,

Xin nhớ ơn Tam Bảo ghi lòng,

Con nay sám hối vừa xong,

Nghiệp trần nhẹ phủi không không sạch rồi.

Con cầu nguyện người đời tỉnh thức,

Thọ phước lành đạo đức thưởng ban,

Cầu xin Phật hiện thế gian,

Cầu xin Tam Bảo cứu an muôn loài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm