Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/08/2021, 13:35 PM

Con cái có thể sám hối thay cha mẹ được không?

Để giúp người khác chuyển hóa và hướng thiện, bản thân mỗi người phải là một Phật tử thuần thành, hết sức mẫu mực, mọi hành xử, nói năng đều toát lên nét thánh thiện của tuệ giác và yêu thương.

Để dứt trừ ba nghiệp cần tu sám hối

Mỗi gia đình đều có một hoàn cảnh riêng, là cộng nghiệp (nghiệp chung) của chính các thành viên trong gia đình ấy. Có những cộng nghiệp tốt, duyên lành tái hợp, gia đình hiếu thuận hạnh phúc an vui. Có những cộng nghiệp trung tính tốt xấu lẫn lộn. Và cá biệt có những cộng nghiệp hoàn toàn không tốt, oan gia gặp gỡ. Dù cho bất cứ cộng nghiệp nào, người Phật tử có chánh kiến cần hiểu rõ rằng mình và các thành viên khác trong gia đình đang thừa tự nghiệp lực của chính mình.

Song hành với sám hối, bạn còn có thể thực thi các hạnh lành khác như bố thí, cúng dường… để hồi hướng phước báo cho người thân, cầu mong họ được an vui, phát khởi tín tâm Tam bảo.

Song hành với sám hối, bạn còn có thể thực thi các hạnh lành khác như bố thí, cúng dường… để hồi hướng phước báo cho người thân, cầu mong họ được an vui, phát khởi tín tâm Tam bảo.

Nghiệp có cũ và mới. Chúng ta sinh ra ở đời có nhiều quyền lựa chọn nhưng không có quyền lựa chọn cha mẹ cho mình nên cha mẹ được xem là nghiệp cũ của con cái. Do nghiệp duyên nhiều đời trong quá khứ đun đẩy ta làm con của cha mẹ. Không hề ngẫu nhiên, cũng không hề do ông trời, thần linh hay thượng đế nào bắt ta phải làm con của cha mẹ mà do biệt nghiệp (nghiệp riêng) của ta và cộng nghiệp với cha mẹ, anh em làm nên. Câu nói cửa miệng trong dân gian Con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp chướng phản ánh phần nào mối quan hệ giữa nghiệp cũ và nghiệp mới, giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp hình thành nên gia đình trên cả hai phương diện hạnh phúc hay khổ đau.

Xét về nguyên tắc biệt nghiệp (nghiệp riêng) thì ai làm lành được hưởng phước, ai làm ác thì chịu quả báo. Dù lên non cao hay đi xuống vực sâu, không ai có thể trốn được nghiệp lực của mình, hay "chí thân như cha với con, mỗi người cũng theo nghiệp của mình mà đi khác đường, dầu có gặp nhau cũng chẳng bằng lòng chịu khổ cho nhau" (Kinh Địa Tạng, phẩm 5, Danh hiệu của địa ngục). Tuy vậy, trên phương diện cộng nghiệp (nghiệp chung) thì các thành viên trong những cộng nghiệp như gia đình, dòng tộc, xóm làng… lại có liên hệ mật thiết, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiệp riêng thiện, ác (hạnh phúc, khổ đau) của người này có ảnh hưởng, chi phối sâu sắc đến người kia trong liên hệ nghiệp chung và ngược lại.

Chúng ta cũng nên khuyên người thân gieo trồng và tưới tẩm vào tâm thức họ về đạo lý nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên và công đức Tam bảo

Chúng ta cũng nên khuyên người thân gieo trồng và tưới tẩm vào tâm thức họ về đạo lý nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên và công đức Tam bảo

Ý nghĩa của lý sám hối và sự sám hối

Mặt khác, muốn thực hành hiếu đạo theo đúng tinh thần Phật giáo thì ngoài hiếu tâm và hiếu dưỡng, người Phật tử phải nỗ lực khuyến hóa cha mẹ hồi tâm, kính tín Tam bảo, bỏ ác làm lành… Kinh Tăng Chi, Phật dạy: "Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các của cải, đồ ăn, tiền bạc thì không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha, là chân thật báo ân". Đức Phật còn dạy thêm về hiếu đạo trong kinh Hiếu Tử: "Cúng dường cha mẹ không gì bằng khuyên cha mẹ làm việc lành, bỏ việc ác. Nếu không thể khuyến hóa cha mẹ, phụng trì Tam bảo thời tuy có hiếu dưỡng cha mẹ cũng chưa thể gọi là hiếu. Cha mẹ hung ngược, dâm dật, tà ngụy, trái đạo… người con phải hết sức ngăn cản, mới gọi là hiếu".

Cứ vào hai nguyên tắc về nghiệp và hiếu như đã trình bày cùng với tâm nguyện thiết tha tu học, mong mỏi làm tròn hiếu đạo đối với cha mẹ, chúng tôi nghĩ rằng nếu tinh chuyên hết lòng thì bạn sẽ thành tựu được ý nguyện báo hiếu đúng theo tinh thần Phật giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cho em lựa chọn một con đường...

Góc nhìn Phật tử 18:30 10/05/2024

Tôi đã từng nói với em con đường tu rất đẹp và dĩ nhiên, nó đẹp bởi tâm hồn người xuất sĩ rộng mênh mông như trời cao, nhẹ nhàng như mây trắng và phẳng lặng như hồ trong.

Hội luận: Sinh nhật (6)

Góc nhìn Phật tử 10:45 10/05/2024

Bé Ti kêu: “Ông nội chở về chỗ Đại học Thủ Dầu Một ăn cơm chay ông nội”. Và hai ông cháu có bữa tiệc sinh nhật là bữa cơm chay.

Sự gắn bó với Tanha (Ái dục) là nguồn gốc của đau khổ và bất hạnh

Góc nhìn Phật tử 13:50 09/05/2024

Ái dục, hay còn gọi là Tanha trong ngôn ngữ Phạn, là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, đề cập đến sự thèm khát và khao khát của con người.

Nghĩa tình bạn đạo

Góc nhìn Phật tử 09:00 09/05/2024

Ông Xuân Sang cầm ba túi quà được bọc trong bao ny lông màu đen bước vào nhà tôi với một nụ cười chúm chím như mọi lần, nụ cười mang thương hiệu Xuân Sang khó có thể lẫn vào ai được. Thấy cô y sĩ đang chuyền nước cho tôi, ông đưa mắt nhìn tôi như muốn hỏi tình hình sức khoẻ.

Xem thêm