Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/06/2019, 10:40 AM

TT. Thích Nhật Từ: Không tán đồng bản nguyên tác bằng chữ Hán và bản phóng tác ‘Độ ta không độ nàng’

Trước sự lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng mạng về ca khúc “Độ ta không độ nàng” cũng những tranh luận xung quanh, tối qua TT. Thích Nhật Từ đã nêu lên quan điểm riêng của mình về bài hát này.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc  

Dạo gần đây trên mạng xã hội Việt Nam rộ lên ca khúc với tựa đề "Độ ta không độ nàng". Ca khúc này hiện làm mưa làm gió với hàng loạt bản cover (hát lại) cùng lượt truy cập lên đến hàng triệu lượt nghe - xem.

Mượn hình ảnh tu sĩ Phật giáo để gán ghép hành vi trả thù tình là xúc phạm người tu sĩ

Rất nhiều bản hát lại ca khúc “Độ ta không độ nàng” của ca sĩ Việt đang gây sốt trên mạng

Rất nhiều bản hát lại ca khúc “Độ ta không độ nàng” của ca sĩ Việt đang gây sốt trên mạng

Bài liên quan

Bên cạnh số đông ưa chuộng bài hát thì có không ít ý kiến phản đối, cho rằng bài này báng bổ Phật giáo. Trước những tranh luận như vậy, tối qua, trong bài nói của mình, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ cho biết bản nguyên tác ở Trung Quốc của Độc Cô Thi Nhân được xuất bản tại Trung Quốc vào tháng 1/2019. Sau khi được hai ca sĩ Tô Đàm Đàm và Giai Bằng hát lại chỉ được vài triệu lượt nghe, so với 1,4 tỷ dân thì không thể gọi là nhiều. Tuy nhiên khi bản nhạc này về Việt Nam lại hấp dẫn đến không thể tưởng tượng nổi như vậy?

Để trả lời cho câu hỏi này, TT. Thích Nhật Từ nhận định giai điệu bài "Độ ta không độ nàng" nghe da diết, chứa đầy chất ngôn tình, bi ai, hận đời của một vị tu sĩ trẻ “khiến người nghe cũng da diết theo cuộc tình bí lối ấy”. Thượng tọa phân tích, tuy tựa đề "Độ ngã bất độ tha" dịch thành "Độ ta không độ nàng" khá sát nghĩa nhưng phần lời nguyên tác vốn rất đơn giản lại được phóng tác vô cùng cường điệu.

Thượng tọa cũng đưa ra dẫn chứng rằng bài hát ‘Độ ta không độ nàng’ sau khi về Việt Nam đã được khá nhiều ca sĩ cover với số lượng truy cập lớn lên đến 50 triệu lượt view tính đến thời điểm hiện tại.

Thượng tọa Thích Nhật Từ. Ảnh: Internet

Thượng tọa Thích Nhật Từ. Ảnh: Internet

Trước những ý kiến nói bài nhạc này cho giới trẻ nên đừng quá khắt khe, TT. Thích Nhật Từ đã không tán đồng với ý kiến này và cho rằng bài hát đã khắc họa bức tranh rất tiêu cực về chuyện tình của vị tu sĩ trẻ và nàng quận chúa. Thượng tọa nhận định, nếu so với bản nguyên tác chữ Hán bạch thoại thì bản phóng tác trong Tiếng Việt là bản phóng tác đậm chất ngôn tình hơn, da diết hơn.

Thượng tọa cho thấy bản Việt thêm thắt rất nhiều, như bản gốc từ "nhãn tình hoàn hồng" là mắt ửng đỏ lại phóng tác thành: "Mắt còn vương màu máu", rất cường điệu, hấp dẫn giới trẻ hơn. Câu "tha dĩ kinh bất tại" nghĩa là nàng ấy không còn nữa, được phóng tác thành: "Hồng nhan chẳng trông thấy đâu".

Bài liên quan

Hay câu "thủ khởi mộc ngư" rất đơn giản là tay gõ mõ nhưng trong bản Tiếng Việt  lại dịch thành: "Lại một tay ta gõ mõ, phá nát cương thường biến họa" nghe rất lâm ly. Trong đó cương thường là giáo lý Nho giáo chứ không liên quan gì Phật giáo cả. Bản gốc không nhắc gì tới tiếng mõ “rối loạn”, “phũ phàng”. Việc phóng tác làm đậm thêm tính thất tình, da diết, oán trách. Nhất là chi tiết “Phật trên cao không độ tới nàng” là hoàn toàn thêm vào. Từ đó cho thấy bản nguyên tác ở Trung Quốc được rất ít người nghe nhưng khi đến Việt Nam lại trở thành “hit”.

Từ đó, Thượng tọa cho rằng nếu mọi người không nghiên cứu, không biết rõ nguồn gốc sẽ rất dễ ngộ nhận rằng tu sĩ vào chùa đều là những người thất tình, chán đời, buồn khổ, bất hạnh…

“Trong khi đó, các tu sĩ đi tu là con đường giác ngộ chân lý, bỏ lại hết các giá trị hưởng thụ để phụng sự giúp đời. Vì vậy, tôi không tán đồng bài nguyên tác chữ Hán đến bài phóng tác “Độ ta không độ nàng” bởi nó tạo ra hình ảnh quá tiêu cực, sai lầm và ảm đạm của một tu sĩ hư cấu rơi vào cõi yêu được, Thượng tọa nói.

Đặc biệt là tên bài hát “Độ ta không độ nàng”, Thượng tọa cho rằng việc “người tu sĩ hư cấu” này hờn trách Đức Phật là hết sức sai lầm. Bản chất của các cuộc tình, hòa hợp hay tan vỡ thì đến 95% là do lối sống và cách cư xử của hai con người...chứ không phải là sự sắp xếp của Đức Phật… Từ đó cho thấy giữa tựa đề và nội dung không có sự hợp lý, phù hợp với nhau.

Tại Việt Nam, các Tăng Ni, Phật tử cũng đã bày tỏ những quan điểm không đồng tình với lời của ca khúc. Đáng phê phán hơn, vì bản gốc thu hút lượng nghe quá lớn từ khán giả nên cũng đã xuất hiện vô số những bản chế, thậm chí có cả những lời mang tính phỉ báng người tu hành. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, các Tăng Ni, Phật tử cũng đã bày tỏ những quan điểm không đồng tình với lời của ca khúc. Đáng phê phán hơn, vì bản gốc thu hút lượng nghe quá lớn từ khán giả nên cũng đã xuất hiện vô số những bản chế, thậm chí có cả những lời mang tính phỉ báng người tu hành. Ảnh minh họa

TT. Thích Nhật Từ nhấn mạnh hành vi hận tình trả thù của vị tu sĩ hư cấu là phạm pháp.

“Cậu ấy đã phạm pháp thì không ai độ được cậu ấy cả. Không thể nhân danh thương một ai đó để giết người. Tôi không tin tình huống này có trong thực tế.

Trong lịch sử 2600 năm của đạo Phật, tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, chưa từng có câu chuyện nào tương tự như thế.

Như vậy, mượn hình ảnh tu sĩ Phật giáo để gán ghép hành vi trả thù tình, tôi cho là sự xúc phạm tu sĩ”, Thượng tọa cho biết.

Ca sĩ - Phật tử Phương Thanh thể hiện lại bài hát theo tinh thần Phật pháp là rất đáng được tán dương

Bài liên quan

Theo TT. Thích Nhật Từ, việc phổ biến lời ca bạo lực, phạm pháp là “vẽ đường cho hươu chạy”. Thượng tọa phân tích, rất nhiều chàng trai, cô gái mới lớn thất tình nếu bị cuốn vào lời ca sẽ trở thành bản sao của lời ca đó và bắt chước lối ứng xử bạo lực.

“Tôi không tán đồng với anh Trương Chính đã phóng tác theo hướng lâm ly bi đát, quá tiêu cực mà trong nguyên tác không có, làm cho người nghe bị kích động. Chấp nhận bài ca này là chấp nhận bị dẫn dắt theo tiêu cực. Rủi ro này là không thể tránh khỏi cho hiện tại và tương lai, nhất là có hơn 50 triệu người Việt Nam đã xem”, vị thượng tọa nhấn mạnh.

TT. Thích Nhật Từ cũng ca ngợi phiên bản “Độ ta không độ nàng” do ca sĩ, Phật tử Phương Thanh trình bày, lời của sư thầy Thích Đồng Hòang, Hoàng Kim biên soạn. Tên của ca khúc cũng được đặt lại là “Tự nàng hãy cứu độ nàng”. Thượng tọa đã dẫn chứng một đoạn trong bài hát do Phương Thanh thể hiện:

Phật ngự tòa uy nghi quá

Cứu giúp nhân sinh khổ nạn

Đời người còn si, dục, tham

Cứ mãi không buông xác phàm

Vào chùa tịnh tâm hỡi nàng

Bồ đề xin kết thiện duyên

Kệ kinh ngày đêm gìn giữ

Lòng ta nguyện hướng thế tôn

Ca sĩ Phương Thanh thể hiện bài hát “Tự nàng hãy cứu độ nàng” sau khi đã được chỉnh sửa theo tinh thần Phật pháp:

“Đây cũng là sự phóng tác lời Việt nhưng ngữ nghĩa rất hay, lời lẽ cao quý. Thiện chí của chị Thanh rất đáng được tán dương. Thay vì để mọi người bấm nghe bài hit Việt Nam với lời lẽ yếm thế, phạm pháp thì ca từ mới sẽ xóa đi tác hại tiêu cực, rủi ro như bản vốn có.

Tôi tha thiết kêu gọi các ca sĩ Phật tử hay những ca sĩ yêu mến đạo Phật hãy dùng lời ca tiếng hát để truyền tải bản này với ngữ nghĩa mới. Từ đó giúp cho hình ảnh cao quý của tu sĩ Phật giáo, của ngôi chùa, của Đức Phật Thích Ca được mọi người đón nhận trong việc trị liệu nỗi khổ, niềm đau, khép lại sự bất hạnh và mở nên sự an vui của cuộc đời. Nếu có 100 bản gốc tiêu cực thì mọi người hãy hát nhiều hơn 100 bản tích cực để giảm thiểu tác hại của nó, để bản tiêu cực sớm được quên đi”, Thượng tọa kêu gọi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm