Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vì sao Bồ Tát có tên “Quán Thế Âm” và sao gọi là Phổ Môn?

Quán Thế Âm Bồ Tát trong kiếp quá khứ đã thành Phật từ lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh, chỉ vì lòng từ bi thiết tha, dù an trụ trong cõi Thường Tịch Quang, vẫn hiện thân trong ba cõi Thật Báo, Phương Tiện, Ðồng Cư.

 Tuy là thường hiện thân Phật, Ngài cũng còn hiện đủ các thân Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác và thân trời - người, sáu nẻo.

Tuy Ngài thường hầu Di Ðà nhưng hiện thân khắp trong mười phương vô tận pháp giới. Ðó là:

Hễ chỉ có lợi ích thì không điều gì ngài chẳng vận dụng.

Nên dùng thân nào để độ được, Ngài liền hiện thân đó để thuyết pháp cho người đáng độ.

Phổ Ðà Sơn là chỗ Bồ Tát ứng tích. Muốn cho chúng sanh có nơi để gieo tấm lòng thành nên Bồ Tát thị hiện ứng tích nơi núi đó; nào phải Bồ Tát chỉ ngự trong núi Phổ Ðà, chẳng ở nơi khác đâu ?

Một vầng trăng vằng vặc giữa trời, vạn con sông in bóng. Dù nhỏ như một chước, một giọt nước, nơi nơi đều hiện toàn bộ khuôn trăng.

Tâm chúng sanh như nước, nếu nhất tâm chuyên niệm Bồ Tát, Bồ Tát liền ngay trong niệm ấy, sẽ ngầm hoặc hiển nhiên gia hộ, khiến người niệm được lợi ích.

Tâm chúng sanh như nước, nếu nhất tâm chuyên niệm Bồ Tát, Bồ Tát liền ngay trong niệm ấy, sẽ ngầm hoặc hiển nhiên gia hộ, khiến người niệm được lợi ích.

Sự linh ứng của Đức Quan Thế Âm

Nếu nước vừa đục vừa xao động, trăng chẳng thể hiện phân minh. Tâm chúng sanh như nước, nếu nhất tâm chuyên niệm Bồ Tát, Bồ Tát liền ngay trong niệm ấy, sẽ ngầm hoặc hiển nhiên gia hộ, khiến người niệm được lợi ích.

Nếu tâm chẳng chí thành, chẳng chuyên nhất thì cũng khó cứu hộ. Nghĩa này rất sâu, hãy nên đọc bài Thạch Ấn Phổ Ðà Sơn Chí Tự (bài tựa cho bản in thạch (lithography) cuốn Phổ Ðà Sơn Chí) trong Ấn Quang Văn Sao sẽ biết.

Ngài có tên là Quán Thế Âm vì khi tu nhân, Ngài do quán và nghe nơi tánh mà chứng viên thông và lúc đã đắc quả, Ngài xem xét âm thanh xưng danh hiệu Ngài để ban cho sự cứu giúp.

 Vì thế Ngài tên là Quán Thế Âm! 

Phổ Môn là đạo Bồ Tát rộng lớn không ngằn mé, tùy thuận khắp căn tánh của hết thảy chúng sanh, khiến cho họ biết đường về nhà, chẳng lập riêng một môn nào.

Chẳng hạn, như trong đời có ngàn căn bệnh thì cũng phải có vạn loại thuốc, chẳng thể chấp chặt vào một pháp nào. Tùy theo họ mê nơi đâu và chỗ nào họ dễ ngộ mà Bồ Tát chỉ điểm cho.

Như sáu căn, sáu trần, bảy đại, pháp nào cũng có thể dùng để chứng viên thông. Vì thế bất cứ pháp nào cũng là cửa để ra khỏi sanh tử, thành Chánh Giác.

Vì thế gọi là Phổ Môn! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Phật giáo thường thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Phật giáo thường thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Xem thêm