Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/10/2021, 12:14 PM

Tìm hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm

Theo các nhà nghiên cứu, học giả các giới khi tìm hiểu về tư tưởng và văn hóa Phương Đông thì không thể bỏ qua một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của con người trong khu vực châu Á đó chính là Phật giáo.

Bởi những tư tưởng và triết lý sống của Phật giáo đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân, đặc biệt, tinh thần cứu khổ ban vui trong Phật giáo được thể hiện qua hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm trở thành chỗ dựa vững chắc cho đệ tử Phật quay về nương tựa.

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm bắt đầu từ bao giờ?, Danh hiệu của Ngài nảy sinh ở vùng nào và tiến trình hình thành ra sao?... Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp một cách đầy đủ và dễ hiểu qua tác phẩm “Tìm hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm”. Tác phẩm được tác giả Hậu Đằng Đại Dụng viết bằng tiếng Nhật, dịch giả Hoàng Giai Hinh dịch ra tiếng Trung và Đại đức Thích Hoằng Trí - Tiến sĩ ngành Hán Nôm, hiện đang là giảng viên cơ hữu trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh (HUTECH) dịch ra Việt ngữ.

Quán Thế Âm Bồ tát trong kinh điển Phật giáo

Tác phẩm 'Tìm hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm'

Tác phẩm "Tìm hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm"

Tác phẩm “Tìm hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm” được tác giả người Nhât, Hậu Đằng Đại Dụng [後藤大用] viết tại Hang Thiền Quán Sơn ở thành phố Yonezawa, Nhật Bản. Lật mở trang sách đầu tiên là lời tựa có đoạn nói về tinh thần của Bồ-tát như sau: “Bồ-tát Quán Thế Âm đại biểu cho đấng cứu đời của Phật giáo, là chân lý tỉnh thức cho những ai tìm cầu đời sống thanh tịnh trong xã hội hiện thực, dù trong giấc mơ cũng không bao giờ quên lãng, vì Ngài là chỗ dựa trong đời sống tinh thần của mọi người.”

Tác phẩm ra đời như kim chỉ nam đưa người đọc đến với một thế giới mới. Nơi đó bày trí tất cả những bí mật xoay quanh các vấn đề liên hệ đến báo thân, pháp thân và ứng hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm mà người con Phật hay những nhà nghiên cứu Phật giáo chưa chắc đã tiếp cận được hết nguồn tri thức này. Nội dung tác phẩm được trình bày gói gọn trong 487 trang và phân thành 20 chương. Mỗi chương sẽ nói về một khía cạnh của hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm như: ý nghĩa, tư tưởng, đặc tính, dung mạo, biểu tượng… của Ngài. Ngoài ra, còn có các chủ đề được nhiều người quan tâm như: Mối quan hệ giữa Quán Thế Âm và Phật A-Di-Đà; Quán Thế Âm là nam hay nữ; Ứng hóa ba mươi ba thân hay là niên đại thành lập phẩm Phổ Môn. Tất cả những thắc mắc và hoài nghi về sự có mặt của Bồ-tát Quán Thế Âm trên thế gian này đều sẽ được giải mã một cách cặn kẽ trong tác phẩm này.

tim-hieu-bo-tat-quan-the-am 2

Những ai yêu mến đạo Phật, muốn tìm hiểu về Bồ-tát Quán Thế Âm cũng như những hành giả tu tập và hành trì theo tinh thần của Bồ-tát muốn tìm hiểu về Ngài thì cần có tác phẩm “Tìm hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm” trong tay. Bởi bước đầu của người đi theo con đường tu Phật là xây dựng niềm tin chánh tín, có sự hiểu biết bằng con mắt tuệ mới có thể thấu hiểu con người thật của Ngài. Khi mọi người có được tác phẩm trên tay, thì lúc đó phước lành sẽ được tăng trưởng và cánh cửa yêu thương sẽ được mở rộng qua pháp môn thực tập “Sám pháp Quán Âm” và “Pháp quán Quán Âm”. Qua hai chương này, người đọc sẽ biết được phương pháp thực tập cũng như công năng của pháp sám và pháp quán. Ở Pháp sám Quán Âm sẽ giúp mọi người hiểu rõ về phương pháp “sám hối có phân thành sự sám và lý sám. Sự sám còn gọi là Tùy sự phân biệt sám hối. Sự tức là sự nghi, thân lễ bái chiêm ngưỡng cung kính; miệng xướng danh ca ngợi; ý quán tưởng tôn dung. Ba nghiệp tinh tấn, truy cầu lân mẫn, sám hối các tội nghiệp đã tạo ra trong quá khứ và hiện tại”. Còn “Lý sám cũng gọi là Quán sát thật tướng sám hối, tất cả tội nghiệp đã tạo ra trong quá khứ và hiện tại đều khởi lên từ tâm, nếu có thể lĩnh hội được tự tâm bản tính vắng lặng thì hết thảy tội tướng đề trở về vắng lặng, như lý quán sát thật tướng này thì diệt được tội ấy, nên gọi là lý sám”. Ở chương “Pháp sám Quán Âm” có nói đến việc vận dụng xưng danh hiệu của Ngài, hoan hỷ tinh tấn lắng nghe danh hiệu của Ngài và phương pháp chuyên nghĩ nhớ tư duy về Bồ-tát Quán Thế Âm. “Những pháp môn tu này được hình thành nhờ dựa vào tâm thanh tịnh khát ngưỡng kính mộ, cộng thêm phương pháp xưng niệm chân tâm tam - muội”.

Tác phẩm chính là sự nghiên cứu thật tỉ mỉ của tác giả Hậu Đặng Đại Dụng. Qua những đúc kết trong việc tìm hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm có những nhận định về Bồ-tát Quán Thế Âm: “Bồ-tát Quán Thế Âm không những là bản thể của lòng từ bi mà còn là vị Bồ-tát thông hiểu tất cả, không việc gì mà chẳng biết, không điều gì mà chẳng thấy, không lúc nào mà không quán, là tính thiêng liêng bủa khắp vũ trụ mang tính toàn tri toàn năng, là hóa thân của trí tuệ, là quyền hiện của lý tính.” Hay khi nói về “Nguyên lý tín ngưỡng Quán Âm” tác giả đã nhận định “Tín ngưỡng Quán Âm xuyên qua các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước trong khu vực…, dòng tư tưởng ấy êm đềm trôi mãi trở thành một dòng nước trong xanh tươi mát; từ cổ chí kim, nó đã tưới tẩm vào lòng người phương Đông một luồng sinh khí, quang minh rực rỡ, tô đắp nên nền tảng hòa bình và tinh thần hòa hợp”.

Tượng Bồ tát Quan Thế Âm Avalokitesvara huyền bí

tim-hieu-bo-tat-quan-the-am 3

Tìm hiểu Bồ-tát Quán Thế Âm, cuốn sách được viết dựa vào phương pháp khoa học để khảo chứng dựa trên nền tư liệu khảo cứu của Phật giáo Nhật Bản, dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu chuyên sâu, dành cả cuộc đời để trả lời câu hỏi "Vì sao có Bồ-tát Quán Thế Âm? chắc chắn sẽ mang đến cho các giới trí thức, độc giả, những người hữu duyên và có duyên lành với Bồ-tát Quán Thế Âm, có thêm những tư liệu giá trị về hình tượng Quán Thế Âm Bồ-tát.

Để có được trong tay ấn phẩm đẹp và chất lượng từ nội dung đến hình thức, hoặc muốn biết thêm thông tin về sách, quý vị có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0971.929.592 hoặc truy cập vào trang web www.vinhnghiembooks.vn. Hãy để cho nguồn mạch tâm linh cũng như tình yêu thương và hạnh nguyện cứu khổ của Quán Âm đi vào đời sống thực tiễn, giúp con người giải tỏa mọi nỗi khổ niềm đau hướng đến đời sống chân thiện mỹ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm