Vì sao có những loại phước không bù được nghiệp quá khứ?
Cái phước mới không xóa được cái nghiệp cũ...Phải tìm cái lỗi xưa mà sám hối. Nhưng mình có biết kiếp xưa mình lỗi gì không, để sám hối không?
Ví dụ đời trước mình bỏn xẻn, bây giờ mình bố thí thì đúng là nghiệp này nó bù qua nghiệp kia.
Bây giờ mình bố thí nhưng đời trước mình chửi nhầm một bậc Chân tu. Hai cái đó nó không dính nhau, không bù lại được, thì dù mình có bố thí rất nhiều, tu vẫn không tiến, tại lúc trước đã xúc phạm một người Chân tu rồi. Hai cái đó nó không ăn nhau. Cái phước mới không xóa được cái nghiệp cũ...
Phải tìm cái lỗi xưa mà sám hối. Nhưng mình có biết kiếp xưa mình lỗi gì không, để sám hối không?
Vấn đề là ta không biết kiếp xưa mình đã phạm những tội gì. Sau này khi mình đắc Đạo rồi mình mới biết chi tiết từng lỗi, từng lỗi mình đã phạm trong quá khứ, chứ còn khi chưa đắc Đạo mình chỉ đoán mờ mờ là kiếp xưa chắc lỗi nhiều vì kiếp này mình đã ráng hết sức tu tập, sửa tâm, sửa tánh, làm phước đủ thứ mà Thiền vẫn không hiện ra thì biết rằng kiếp xưa nghiệp vẫn còn dày, vẫn còn nặng.
Mà không biết nghiệp gì, thì phải làm sao? Sám hối. Sám hối cách gì? Sám hối chung chung, chung chung rồi từ từ bỗng nhiên mình nhận ra cái lỗi ở kiếp xưa, từ từ bỗng nhiên mình cảm nhận, dù chưa đắc Đạo mình vẫn cảm nhận được cái lỗi ở kiếp xưa mình đã phạm ở chỗ nào...
Chỉ có cái chữ sám hối thôi vậy mà từ từ vô số nghiệp ta từ từ thanh tịnh dần, hết dần nhưng quan trọng là cái tâm sám hối.
Nên khi mà ta ngồi đúng cách rồi, ta sửa được đạo đức rồi, cũng ráng làm phước rồi mà Thiền không xuất hiện thì ta vẫn còn bị vướng chỗ nghiệp quá khứ. Mà để sửa nghiệp quá khứ này thì cần cái tâm sám hối. Đó là nguyên tắc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm