Vì sao tâm không an lạc?

Sở dĩ tâm không được an lạc là bởi vì nó mãi chạy theo những cảm xúc thương, ghét, buồn, vui, của đời.

Vì sao tâm không an lạc? 1
Pháp hành của chúng ta chỉ để nhận thấy bản chất thật sự của cái Tâm nguyên thủy.

Cái tâm chân thật không có gì là vui buồn hay thương ghét, mà đơn giản chỉ là một sắc thái của Thiên nhiên. Tâm trở nên chao động vì bị cảm xúc lường gạt.

Một cái tâm không được rèn luyện quả thật là khờ dại. Cảm thọ do giác quan đưa đến phỉnh lừa nó, đưa nó vào những trạng thái hạnh phúc, đau khổ, thỏa thích hay âu sầu phiền muộn, nhưng bản chất thật sự của tâm thì không có như vậy.

Trạng thái thỏa thích hay âu sầu ấy không phải là tâm mà chỉ là những cảm xúc đến để lừa đảo phỉnh gạt chúng ta.

Một cái tâm không được rèn luyện sẽ lạc lối và bám sát theo những xúc cảm buồn vui thương ghét ấy và tự quên mình. Rồi ta nghĩ rằng: chính ta băn khoăn lo ngại, hoặc dễ chịu thoải mái, hoặc gì khác. Nhưng tâm vốn không chao động mà thanh bình. Giống như chiếc lá cây nằm im khi không có gió. Ngọn gió thoảng qua, lá liền chao động. Lá chao động vì gió. Trạng thái tâm “chao động” phát sanh do những cảm xúc, tâm bám sát và chạy theo. Nếu tâm không chạy theo ắt không “chao động”.

Nếu chúng ta thấu hiểu tận tường bản chất thật sự của những cảm xúc, ắt chúng ta không còn lo âu tư lự.

Pháp hành của chúng ta chỉ để nhận thấy bản chất thật sự của cái Tâm nguyên thủy. Như vậy phải rèn luyện tâm để thấu hiểu những cảm xúc và không bị lạc lối trong đó, làm cho tâm thanh bình an lạc.

Chính đó là mục tiêu mà ta phải thành đạt xuyên qua bao nhiêu khó khăn của pháp hành.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Bốn pháp ấn

Phật giáo thường thức 19:21 23/03/2025

Ai chấp cái ta và cái của ta thì sẽ khổ nhiều, ai ít chấp thì ít khổ, ai không còn cố chấp, dính mắc, không còn bị trói buộc vào bất cứ thứ gì thì sẽ hết khổ.

Nghiệp và ý chí tự do

Phật giáo thường thức 17:12 23/03/2025

Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả. Ví dụ, nếu ai đó uống một tách trà lớn vào buổi sáng, đó là nhân. Và quả là họ sẽ phải đi nhà vệ sinh nhiều lần vào buổi chiều.

Tâm phàm làm sao trở thành tâm Phật?

Phật giáo thường thức 14:00 23/03/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, làm sao để tâm phàm trở thành tâm Phật?

Cách vượt qua bệnh tương tư?

Phật giáo thường thức 13:00 23/03/2025

Khi quý vị mắc bệnh tương tư thì phải làm sao?

Xem thêm