Việt Nam hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin Covid-19
Các đơn vị nghiên cứu phát triển vắc xin Covid-19 trong nước đang tối ưu quy trình, chuẩn bị cho tiêm thử nghiệm trên người.
Lô vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên của Nga sẽ có sau hai tuần
Sau giai đoạn thử nghiệm thành công cho thấy vắc xin Covid-19 ‘‘made in Vietnam’’ sinh miễn dịch tốt, các đơn vị nghiên cứu phát triển vắc xin Covid-19 trong nước đang tối ưu quy trình, chuẩn bị cho tiêm thử nghiệm trên người và quy mô sản xuất lớn.
TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) - đơn vị đã nghiên cứu vắc xin Covid-19 ngay từ đầu dịch, cho biết vừa qua VABIOTECH đã thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên động vật. Kết quả cho thấy kháng nguyên của vắc xin đáp ứng miễn dịch, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, phòng được Covid-19 do vi rút SARS-CoV-2.
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết hiện các nhà khoa học đang trong giai đoạn tối ưu hóa quy trình sản xuất. Đối với vắc xin cần phải xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng mà mình mong muốn; phải tối ưu hóa ở quy mô sản xuất lớn để có thể sản xuất với số lượng nhiều nhất, trong thời gian ngắn, vì đây là vắc xin đại dịch. Tất cả hướng đến mục tiêu sản xuất được số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
Theo VABIOTECH, nếu quy mô sản xuất với vắc xin thông thường khoảng 3 - 5 triệu liều/năm hoặc nhiều hơn là 20 - 30 triệu liều/năm, nhưng với vắc xin Covid-19, mỗi năm có thể cần hàng trăm triệu liều, có những quốc gia còn muốn nhiều hơn nữa.
‘‘Khi mình nâng công suất lên ở mức độ lớn như vậy, đòi hỏi có các đánh giá rất kỹ, hoàn thiện quy trình để đạt quy mô hàng trăm triệu liều một năm, chỉ trong vài tháng đã cần hàng chục triệu liều, trong tình huống rất cấp bách như hiện nay’’, TS Đạt cho biết.
Nga trở thành nước đầu tiên đăng ký vắc xin chống Covid-19
Đi đúng hướng, làm chủ công nghệ
Thông tin về việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất vắc xin Covid-19, TS Đạt đánh giá: “Kết quả thử nghiệm thành công ở giai đoạn trước cho chúng ta những căn cứ triển khai giai đoạn hiện tại. Hiện có thể khẳng định chúng ta đã đi đúng hướng. Trong đó, chúng ta đã đúng khi lựa chọn vùng kháng nguyên của vi rút. Lựa chọn này là yếu tố gần như quyết định, là nguyên liệu ‘‘cốt lõi’’ cho sản xuất vắc xin, để tạo đáp ứng miễn dịch’’.
Theo TS Đạt, công nghệ sản xuất vắc xin đang tiếp cận, làm chủ, là công nghệ vector vi rút. Công nghệ này có lợi thế là có thể nâng được công suất lên nhanh chóng trong thời gian ngắn. Với công nghệ cũ, các lô mẻ sản xuất vắc xin cho năng suất thấp hơn, hiệu suất thấp hơn, và phải qua nhiều bước để nhân chủng, tinh chế, thời gian có vắc xin lâu hơn và hiệu suất không cao.
Vắc xin bảo vệ trước các chủng SARS-CoV-2
Các nhà khoa học lưu ý, bản chất của vi rút SARS-CoV-2 là có khả năng biến đổi. Và mức độ lây lan mạnh của đại dịch lại càng làm tăng mức độ biến đổi của vi rút đó hơn lên. Vì càng nhiều người nhiễm thì mức độ đột biến cũng dễ xảy ra hơn, tương tự như vi rút cúm vậy.
‘‘Vì vậy, để có thể đem lại hiệu quả bảo vệ, ứng phó với sự đa dạng của SARS-CoV-2 có các biến chủng, với vắc xin Covid-19, chúng ta đã chọn những vùng gien của vi rút (kháng nguyên cho sản xuất vắc xin) biến đổi ít nhất. Do đó, kháng nguyên của vi rút SARS-CoV-2 trong vắc xin sẽ có bản chất di truyền ổn định nhất của vi rút đó. Điều đó giúp cho vắc xin khi lưu hành có tính ổn định, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. Vắc xin đó có thể có miễn dịch chéo với các dạng đột biến khác nhau của vi rút’’, TS Đạt cho biết.
Sản xuất vắc xin trong nước là hướng ưu tiên
Dự tính năm 2021, thế giới có thể có 2 tỉ liều vắc xin Covid-19, nhưng chưa biết khi nào chúng ta tiếp cận được. Do đó, để đảm bảo tính chủ động. VN hiện là một trong 38 quốc gia có cơ quan quản lý vắc xin theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, mở ra cơ hội hợp tác, xuất khẩu vắc xin với các nước.
Với Covid-19, trong nước hiện có 4 nhà sản xuất, nghiên cứu phát triển vắc xin, gồm: VABIOTECH, IVAC (Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế), POLYVAC (Trung tâm sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế) phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Công ty Nanogen. Mỗi nhà sản xuất đi theo hướng khác nhau, bước đầu đều đã cho kết quả khả quan”.
GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế (cho biết tại hội thảo về sản xuất vắc xin Covid-19, do Bộ Y tế tổ chức sáng 22.7 tại Hà Nội)
Theo Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo
Môi trường 19:21 01/11/2024Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.
Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố
Môi trường 14:27 31/10/2024Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.
Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay
Môi trường 09:50 26/10/2024Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.
Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam
Môi trường 16:09 25/10/2024Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.
Xem thêm