Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/08/2020, 16:00 PM

Vô niệm không phải là đoạn niệm

Vô niệm là không vọng niệm. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi; đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào mà hãy để chúng vận hành tự nhiên, không khởi tâm phân biệt tốt xấu, hay dở.

Công đức xa lìa vọng ngữ

Rất nhiều người tự vỗ ngực cho rằng mình am tường phương pháp giải thoát của Đức Phật, rồi dùng một chút ít hiểu biết tầm thường, tùy tiện lí giải Phật pháp theo quan điểm của họ. Gần đây tôi nghe một kiểu thuyết pháp rất kì lạ, nói “Phật pháp dạy chúng ta phải đoạn niệm, lúc phiền não sinh khởi, thì vất nó đi, không chạy theo nó, thì phiền não liền mất”. Kì thực, phương pháp giải thoát của Đức Phật vốn không có danh từ “đoạn niệm”, tôi chỉ nghe câu “tâm hành xứ diệt, ngôn ngữ đạo đoạn” (bặt đường ngôn ngữ, dứt lối tâm hành). Cái này trong Phật pháp gọi là “vô niệm”. Cái gọi là “vô niệm”, là không vọng niệm, không khởi tâm phiền não, cũng chính là “tâm không trụ vào đâu”, xem chỉ là xem, nghe chỉ là nghe, mà không khởi phân biệt tốt xấu, hay dở. Bởi tâm còn phân biệt tốt xấu, hay dở, ắt sẽ chấp trước, cái gì vui thích thì muốn chiếm hữu, còn cái gì không thích thì ra sức loại trừ, được mất, hơn thua, phiền não ập đến.

Vô niệm là không vọng niệm. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi; đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào mà hãy để chúng vận hành tự nhiên, không khởi tâm phân biệt tốt xấu, hay dở.

Vô niệm là không vọng niệm. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi; đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào mà hãy để chúng vận hành tự nhiên, không khởi tâm phân biệt tốt xấu, hay dở.

Cho nên, dùng “đoạn niệm” đối phó phiền não, nhất thời không nghĩ đến điều gì, đầu óc tạm ngưng đôi chút, làm như thế cũng có đôi chút hiệu quả, song chẳng phải là cách giải quyết triệt để gốc rễ phiền não. Thực sự muốn đoạn trừ phiền não, chúng ta phải đối diện với nó, tiếp nhận, xử lí và buông bỏ nó, chứ chẳng phải trốn tránh nó.

Có vị thi nhân nói: “Nếu cuộc sống chỉ là một li nước lạnh, tôi thà chấp nhận một li rượu nồng”. Rất nhiều người lầm lẫn nhận định cho rằng Phật pháp là tư tưởng trốn đời, chẳng khác nào tư tưởng trốn đời của Trúc lâm thất hiền*** thời Ngụy - Tấn. Kì thực, tư tưởng đó không phải của nhà Phật. Đương nhiên, hiện tại cũng có một số tín đồ Phật giáo cho rằng suốt ngày ngồi thiền, làm cho tâm an tịnh, ấy là tu hành. Nếu nghĩ như thế, rất dễ nảy sinh tư tưởng chán đời, bi quan.

Điều kiện để người niệm Phật cầu vãng sinh tịnh độ

Muốn đoạn trừ phiền não, chúng ta phải đối diện với nó, tiếp nhận, xử lí và buông bỏ nó, chứ chẳng phải trốn tránh nó.

Muốn đoạn trừ phiền não, chúng ta phải đối diện với nó, tiếp nhận, xử lí và buông bỏ nó, chứ chẳng phải trốn tránh nó.

Phương pháp giải thoát của đạo Phật rất tích cực nhập thế. Lục Tổ Đàn Kinh ghi: “Phật pháp tại thế gian, không lìa thế gian giác ngộ”. Kinh Duy-Ma-Cật cũng ghi: “Thí như cao nguyên đất liền, không sinh hoa sen; nơi bùn nhơ ẩm thấp, mới sinh ra hoa sen”. Nghĩa là hoa sen được sinh ra từ nơi bùn nhơ nước đọng chứ chẳng phải nơi núi cao đất liền, mượn phiền não của chúng sinh làm nhân duyên quán tưởng, nhận rõ hết thảy mọi hiện tượng trên thế gian đều huyễn hóa, tức khắc thành không, do đó không sinh phiền não.

Song có điều, rất nhiều người biết rõ đạo lí này, nhưng lại không chịu tinh tấn thực hành. Phương pháp giải thoát của Đức Phật khó được nghe, khó thực hành, nhưng kì thực tất cả những giáo pháp thâm sâu đó có thể tóm gọn trong vài câu kệ ngắn, và quý ở chỗ cần chân thật thực hành. Từ nhỏ tôi đã nhận ra phương pháp giải thoát của Đức Phật rất hữu dụng, có ích cho mọi người, do đó một lòng hoằng truyền Chính pháp, tín tâm kiên cố.

Chú thích:

***Trúc lâm thất hiền (bảy hiền sĩ trong rừng trúc): Danh hiệu chung của bảy văn nhân danh sĩ thời Ngụy - Tấn, gồm: Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, Hướng Tú, Nguyên Hàm, Vương Nhung và Lưu Linh. Bảy người này chơi thân với nhau, thường dạo chơi trong rừng trúc, uống rượu ca hát để trốn tránh các cuộc đấu tranh chính trị gay gắt trong xã hội đương thời.

Làm thế nào để giữ chánh niệm lúc lâm chung?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Bài học nhân sinh từ những cơn bão

Kiến thức 09:00 02/11/2024

Bão tố dạy ta về sự vô thường - một bài học căn bản mà ta vẫn thường quên trong cuộc sống hằng ngày. Đời sống là một chuỗi những đổi thay liên tục, không có gì là vĩnh cửu, không có gì là bất biến.

Xem thêm