Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/02/2021, 07:27 AM

Vô ý giẫm lên nhãn hiệu có hình Phật có mang tội không?

Nếu hoàn toàn vô ý, không hề biết có hình Phật, Bồ tát trong các nhãn hàng chưa được hỏa hóa thì tất nhiên sẽ không mang tội.

Theo giới luật nhà Phật, để cấu thành các tội lỗi thì tác ý có vai trò rất quan trọng, tức bạn có sự cố ý, chủ động và quyết tâm làm việc đó. Ở đây, nếu hoàn toàn vô ý, không hề biết có hình Phật, Bồ tát trong các nhãn hàng chưa được hỏa hóa thì tất nhiên sẽ không mang tội.

Tuy vậy, ăn năn hối hận và tác ý sám hối về những sự sơ suất của mình là điều nên làm. Bởi lẽ, có nhiều trường hợp mình không cố ý nhưng vẫn gây tổn hại cho người khác. Dẫu bạn không phạm tội hủy Phật nhưng cũng nên thành tâm sám hối “lỗi” vô ý của mình.

Tôn kính Phật và Pháp - Ảnh minh họa

Tôn kính Phật và Pháp - Ảnh minh họa

Gặp giấy gói đồ, báo chí có in hình ảnh Phật, Bồ tát nên xử trí thế nào?

Bạn nên quỳ trước tôn tượng Phật, Bồ tát thành tâm khấn nguyện, trải lòng về những việc làm khinh suất của mình, mong Phật cùng Bồ tát chứng giám lòng thành sám hối và hỷ xả cho. Hoặc bạn có thể trì tụng một bộ kinh, lễ lạy sám hối hồng danh, cúng dường góp phần chú tạo tượng Phật, ấn tống kinh sách hay làm một việc lành nào đó để niệm ân Phật cho tâm hồn thanh thản.

Để góp phần chấm dứt việc vô tình giẫm đạp lên các nhãn hàng hương đèn có in hình Phật hoặc Bồ tát, trước mắt, hễ nhìn thấy hình ảnh Phật, Bồ tát (trong sách báo hay các nhãn hiệu hương đèn) vương vãi thì chúng ta nên nhanh chóng gom nhặt và đem đốt cháy hoàn toàn.

Về lâu dài, Giáo hội cần kiến nghị với các ban ngành chức năng nghiêm cấm việc lấy hình tượng Phật, Bồ tát làm nhãn mác cho các sản phẩm hàng hóa. Song hành với kiến nghị, Giáo hội và Phật tử cần mạnh mẽ, đoàn kết và nhanh chóng lên tiếng phản đối, thậm chí kêu gọi tẩy chay các loại hàng hóa có nhãn mác xúc phạm sự tôn nghiêm của Phật giáo.

Theo: Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là người khéo biết an trú vào Phật pháp

Kiến thức 07:25 19/04/2024

Vốn dĩ thế giới bên ngoài dao động, tâm chạy theo sinh khởi bất an. Làm sao để tâm an trước sự thay đổi của thế giới bên ngoài? Đây là một điều khó, nếu một người không có sự tu tập đúng đắn.

Yếu nghĩa của Dược sư quán đỉnh Chân ngôn

Kiến thức 06:37 19/04/2024

Kinh Dược Sư chép rằng: đức Thích Ca Như lai bảo với Mạn Thù Thất Lợi để nhắc tích rằng: “Bấy giờ đức Thế Tôn kia vào định tam ma địa tên là “Dứt trừ tội khổ cho tất cả chúng sinh”.

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Kiến thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Xem thêm