Nên làm như thế nào với các tranh tượng, vật phẩm có ảnh Phật?
“Đức Thích tôn, ngài rất không hài lòng một số nơi vẽ hình, in hình ngài lên keo chao, nhãn nhang, giấy báo, làm cho ngài cảm thấy không hài lòng, nhẫn đến những xưởng chế tạo hương liệu, thức ăn lợi dụng in hình ngài để bán, vừa có Phật hộ, vừa có vẽ tín ngưỡng để dễ làm ăn…”
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Tượng Phật
Vấn: Tết vừa qua, con có mua vé số và các tờ vé số đều đăng ảnh Phật Di Lặc nên con cũng mua cầu may. Do không trúng nên con đã xé vức bỏ vào sọt rác. Bạn con bảo là các hình ảnh có Đức Phật thì không nên xé bỏ vô sọt rác như vậy vì như thế là bất kính. Con hoang mang lắm và hiện giờ con cũng không biết nên xử lý thế nào với rất nhiều tranh ảnh, tượng Phật con có ở nhà. Vì con rất thích Phật pháp nên đi đâu có tranh ảnh tượng Phật đẹp con lại mang về nhà. Ngày nào con cũng đọc báo Phật pháp và báo nào cũng có ảnh Phật. Mỗi lần mua nhang, mua đèn cầy thì đều được bọc ảnh Phật.
Vậy Sư cho con biết việc con xé vé số có ảnh Phật có phải là không đúng không? Hiện giờ con có quá nhiều tranh, ảnh, sách, báo Phật Giáo và con muốn dọn bớt nhà cho gọn vậy con nên xử lý thế nào cho đúng? Có bạn khuyên nên đốt hết đi nhưng con thấy như vậy thì quá phí phạm, ảnh hưởng đến môi trường, có thể xảy ra cháy nhà vì rất nhiều còn mang đi tái sinh thì con sợ tội. Đó là chưa kể rất nhiều tượng Phật bằng đá bằng gỗ, xâu chuỗi đeo tay con cũng không thể đốt được và con từng mang đến chùa để tặng nhưng chùa từ chối vì quá chật chỗ. Xin Sư cho con biết con nên làm như thế nào cho đúng ạ.
Đáp:
Người tu Phật vào thập niên 1940-1950 rất kỹ lưỡng, khi đi đường gặp giấy chữ nho, có ảnh Phật, ảnh Phật trong keo chao, ảnh Phật trong nhãn nhang… họ liền lượm đem về đốt, nếu không thì sợ bị tội. Thập niên 1950-1960 người cư sĩ lượm cả giấy chữ Việt bị hủy hoại nơi nào đó, liền lượm đem về đốt, với lời nguyện cho bản thân và con cháu được học giỏi, văn hay chữ tốt. Nay hình ảnh Đức Bồ tát Di Lặc trong vé số, nếu Bạn có sử dụng xong cũng nên đốt là tốt nhất.
Trong một quyển sách Phật xuất bản trước ngày hòa bình, Sư không còn nhớ tựa sách, nhưng bên trong có đọan nói: “Đức Thích tôn, ngài rất không hài lòng một số nơi vẽ hình, in hình ngài lên keo chao, nhãn nhang, giấy báo, làm cho ngài cảm thấy không hài lòng, nhẫn đến những xưởng chế tạo hương liệu, thức ăn lợi dụng in hình ngài để bán, vừa có Phật hộ, vừa có vẽ tín ngưỡng để dễ làm ăn…”
Không phải đến hôm nay mới có Phật tử không hài lòng, mà cả một thế hệ trước đã không hài lòng, thế hệ giờ đây cũng thế, Sư cũng thế… chẳng ai chịu cho các công ty sản xuất in hình Đức Phật, một bậc đáng tôn đáng kính của cả nhân lọai trên hành tinh hay các Bồ tát đại sĩ vào vật dụng chào hàng, buôn bán khắp nơi. Sau đây xin liệt kê một số nơi trên thế giới và Việt Nam mượn ảnh Phật để chào hàng, là một việc làm đáng lý ra không có:
Bán súp ở Tế Nam, Trung Quốc:
Một nhà hàng tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã bị lên án kịch liệt sau khi cho đặt hai bức tượng Phật khỏa thân trên tường và mái nhà. Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hôm Chủ nhật 19/01 vừa qua, tấm ảnh chụp hai bức tượng Phật trong tư thế phản cảm trên được tung lên mạng xã hội Sina Weibo. Ngay lập tức, nó đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cư dân mạng. Những người theo đạo Phật, lại không thể tha thứ cho hành động này. Họ cho rằng đó là một sự vô lễ với đấng thiêng liêng.
Mẫu quảng cáo:
Tình cờ tôi đọc mấy mẫu quảng cáo ảnh, nhạc của mấy dịch vụ tin nhắn và cảm thấy bức xúc vì hình Phật, Bồ tát bị in lung tung, chung với hình của mấy cô chân dài, uốn éo. Rồi mẫu giới thiệu nhạc Phật giáo in tôn tượng Đức Phật với dòng quảng cáo "18 bản nhạc Phật linh thiêng nhất: Đại bi thần chú, Nam mô A Di Đà Phật…".
Thật khó chấp nhận được chuyện đăng những hình ảnh tượng Phật trên những mẫu quảng cáo kiểu đó. Tôi nhớ có một lần Giác Ngộ cũng đã phản ánh chuyện này nhưng không hiểu sao nó vẫn cứ tiếp diễn? (Ngô Không)
Phim ảnh:
Ngày 27/9, trả lời phóng viên về nghi án phim Lửa Phật có quảng cáo rượu hay không, bà Ngô Phương Lan, Cục Trưởng Cục Điện ảnh cho biết cục đã nhận được phản ánh của dư luận về vấn đề này. Bà Lan nói rõ: Về góc độ quản lý, toàn bộ hội đồng duyệt phim, hội đồng tư vấn cho cục trưởng trước khi ký quyết định cấp phép cho tác phẩm điện ảnh không có ý kiến nào; các thành viên không có phản ánh cũng như ý kiến phát hiện về có hiện tượng quảng cáo rượu trong Lửa Phật. Thêm nữa, hiện đang tồn tại hai luồng ý kiến về vấn đề này. Ý kiến thứ nhất cho rằng nghi ngờ có sự quảng cáo rượu trong phim.
Nhà vệ sinh:
Người Thái phản đối hình ảnh Đức Phật dán trên nhà vệ sinh công cộng. Theo tờ báo Thai Rath, ngày 22/01, hai người Thái sống ở Hà Lan, sử dụng Facebook có tên Anuchit Pomthong và Nok Ja, đã đăng những hình ảnh về những nhà vệ sinh công cộng có dán hình ảnh Đức Phật trên đường Brunnshal, thành phố Brunssum, Hà Lan lên trang cá nhân và kêu gọi những người Thái thường sử dụng internet cùng liên kết với họ để phản đối việc dán hình ảnh Đức Phật lên trên các nhà vệ sinh công cộng. Họ cho rằng, sử dụng hình ảnh Đức Phật theo cách đó là chống đối người theo đạo Phật ở trong nước. “Hãy giúp tôi chia sẻ thông tin này; họ đã dán hình ảnh của Đức Phật lên trên các nhà vệ sinh công cộng ở Hà Lan. Chúng tôi đã yêu cầu các nhà chức trách tại đấy gỡ bỏ các hình ảnh ấy, nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết”. Họ còn yêu cầu Đại sứ quán Thái Lan ở Hà Lan trình bày vấn đề với các cơ quan có thẩm quyền và tìm cách gỡ các hình ảnh ấy xuống.
Trước sự phản đối của cộng đồng người Thái, ngày 23/02, Công ty Boels Rental đã xin lỗi và tháo gỡ năm nhà vệ sinh lưu động có vẽ hình ảnh Đức Phật trên cửa khỏi các đường phố ở Brunssum, thuộc miền Đông nam Hà Lan. Thái độ và hành động này của Công ty Boels Rental đã làm lắng dịu làn sóng phản đối của người Thái.
Ngoài ra, còn nhiều công ty trên thế giới Tây phương không theo Đạo Phật in hình Phật trên món hàng (áo quần, dây nịch) thật phản cảm và bất kính, cộng đồng Phật tử nên lên án những công ty lợi dụng ảnh Phật để “bán hàng chạy”, làm ăn như thế không có chút phước nào cả.
Khi Bạn gặp hình ảnh Phật bất cứ nơi nào, hoặc trên giấy số mà Bạn đã có, đề nghị nên thiêu hóa cho nhẹ nhàng thân tâm.
Phật và pháp khí (kinh, sách Phật, chuổi, các vật dụng thờ Phật, hay nằm trên bàn Phật) khi hư cũ cần được bảo vệ bằng hai cách:
- Một là nên đem Phật, kinh sách cũ, rách nát hư bể thiêu hóa, bằng cách đến một ngôi chùa gần nhất gởi Sư Trụ trì giúp đỡ nhận thiêu hóa giùm; trường hợp Sư không nhận, thì Bạn xin Sư chứng minh cho Bạn thiêu hóa những pháp khí hư bể đó, hoặc tự Bạn niệm bài chú Thất Phật diệt tội chơn ngôn 7 biến: Ly Bà Ly Bà Đế - Cầu Ha Cầu Ha Đế - Đa La Ni Đế - Ni Ha Ra Đế - Tỳ Lê Nễ Đế - Ma Ha Dà Đế - Chơn Lăng Càn Đế, Ta Ba Ha. Xong, đem thiêu hóa, Bạn được thêm phước huệ.
- Hai là gởi vào các chùa lớn xin được nhập tháp Phổ Đồng. Ở Việt Nam, tại Quan Âm tu viện hướng dẫn Phật tử: Khi có Phật hư bể, gãy tay, sứt mẻ, đem vào tu viện, Sư nhận ngay cho Phật tử nhẹ nhàng tâm trí. Sau đó gởi về núi nhập tháp, hoặc nhập vào vách núi, nơi muôn đời không ai béng mãn đến đó.
Chúc các Bạn an lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm