Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/09/2021, 13:20 PM

VTV đặc biệt Ranh giới: "Xúc động, ám ảnh giữa lằn ranh sinh tử"

Người xem không ít lần rớt nước mắt khi thấy khoảnh khắc bất lực của y bác sĩ khi cấp cứu bệnh nhân thất bại, thấy người đàn ông rối trí khi biết tin người thân qua đời, hay khi thấy những em bé được ra đời ngay giữa ranh giới sinh tử.

Tối 8/9, VTV1 phát sóng bộ phim tài liệu Ranh giới kể về những khoảnh khắc giành giật sự sống cho các thai phụ ở bệnh viện Hùng Vương (TP HCM). Đây là bộ phim tài liệu phát sóng trong chương trình VTV đặc biệt với độ dài 50 phút, không có lời bình. Bởi mỗi hình ảnh, âm thanh ghi nhận ở phòng điều trị đặc biệt đã ngồn ngộn cảm xúc và sự ám ảnh.

Sự căng thẳng bởi dịch bệnh, những khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn nhân lực trong cuộc chiến chống COVID-19 dù đã được nói đến rất nhiều, nhưng với “Ranh giới”, người xem cảm nhận được tận cùng những tàn khốc, những nỗ lực và cả những bất lực, những mất mát, khổ đau do dịch bệnh gây nên. Đó không chỉ là hình ảnh những y bác sĩ quay cuồng cùng công việc, thậm chí có lúc cáu gắt, bất lực vì thiếu phương tiện, thiếu nhân lực, mệt nhoài vạ vật từ hành lang đến nền nhà nghỉ lấy sức và nhiều khoảnh khắc rất đắt giá khác.

Đã có những cảnh quay, khán giả được chứng kiến ánh mắt lấp lánh của nữ bác sĩ vừa cấp cứu thành công một sản phụ trong phút giây nguy kịch, nhưng cũng có những cảnh quay ám ảnh khi cả kíp cấp cứu bước ra khỏi phòng, im lặng, tản mát mỗi người một góc, có người nén được nước mắt, có người bật khóc, sau một ca cấp cứu không thành…

Căng thẳng, hồi hộp, ám ảnh và có cả những khoảnh khắc nhạt nhòa nước mắt…, “Ranh giới” mang đến nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng trên hết, đó là sự cảm phục, ngưỡng mộ, sự rung động, tha thiết tri ân khó nói hết bằng lời đối với đối với đội ngũ y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch và nói như chính nhân vật nữ bác sĩ đang điều trị cho các sản phụ trong phim là "để thấy cuộc sống này quý giá, thấy mình cần sống dũng cảm hơn, tử tế hơn".

Cảnh trong phim (Ảnh VTV)

Cảnh trong phim (Ảnh VTV)

Theo Đài Truyền hình Việt Nam, “Ranh giới” được đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cùng với 4 đồng nghiệp khác của Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự (Đài Truyền hình Việt Nam) triển khai thực hiện trong chuyến công tác vào TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7/2021. Nhóm đạo diễn, quay phim, biên tập viên chia làm hai ê kíp sản xuất, một nhóm vào tác nghiệp tại các bệnh viện dã chiến, thực hiện phóng sự. Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư và quay phim Viết Phong vào khu K1 - Bệnh viện Hùng Vương. Đây là nơi được chuyển đổi thành khu điều trị cho các sản phụ bị nhiễm COVID-19 lớn nhất thành phố với quy mô 120 giường bệnh.

Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cũng cho biết, anh quyết định làm phim tài liệu về các thai phụ nhiễm COVID-19 với ý nghĩ cuộc sống giống như một vòng tròn luân hồi, dịch bệnh đã cướp đi rất nhiều sinh mạng nhưng bên cạnh đấy vẫn có những em bé được chào đời. 21 ngày trong bệnh viện, chứng kiến ranh giới quá mong manh giữa sự sống và cái chết, anh quyết định đặt tên phim là “Ranh giới”.

''Trong phim “Ranh giới”, các nhân vật đều đồng ý để ekip quay rõ mặt, vì họ muốn truyền tải đến khán giả tất cả những khốc liệt nhất của Covid-19. Thông qua câu chuyện của mình nếu mọi người xem sẽ thấy 90% nhân vật là bệnh nhân nặng, bất động, không nói được…, ê-kíp sẽ không quay thẳng mặt mà quay xa, quay qua vai... Với những nhân vật xuất hiện thẳng, rõ mặt đều là những nhân vật còn nói chuyện được," Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cho biết.

Cũng trong khoảng thời gian này, anh nảy ý tưởng làm phim tài liệu “Ngày con chào đời” - phim tài liệu về các em bé cất tiếng khóc chào đời nơi tâm dịch, mẹ bị nhiễm COVID-19… Dự kiến, "Ngày con chào đời" cũng sẽ được phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 22/9.

Người bố khóc nấc khi nghe tin con gái là sản phụ đã qua đời.

Người bố khóc nấc khi nghe tin con gái là sản phụ đã qua đời.

Nghệ sĩ Bình Trọng cho hay: "Bộ phim gây xúc động với nhiều người, phim không có lời bình, chỉ là những hình ảnh, lời nói chân thực của các bác sĩ, y tá, bệnh nhân nhưng gây ấn tượng mạnh, tác động vào tâm trí người xem. Ở giữa lằn ranh sinh tử ấy, người ta mới thấy sự sống đáng quý, tự thở được mới tuyệt vời thế nào. Không chỉ xúc động mà bộ phim còn gây nên những cảm xúc chân thực khi những bà mẹ đấu tranh giành sự sống cho cả đứa con trong bụng mình nữa. 

Tôi cho rằng, VTV nên chiếu lại bộ phim này để nhiều người được xem lại. Để nhiều người thấy rằng, sự nỗ lực của cả người dân và hệ thống Y tế là cần thiết, ai cũng mong dập được dịch Covid-19 để chúng ta trở về những ngày tháng bình yên. Phim tác động trực tiếp vào người xem khi vào phòng cấp cứu chỉ có bác sĩ và bệnh nhân, thì bác sĩ chính là những người tiếp thêm nghị lực sống cho những bệnh nhân chấp chới nơi cửa tử, là những hoạt động cấp cứu diễn ra hàng giờ, là nụ cười hạnh phúc khi người bệnh từ cõi chết trở về.

Họ chính là những người hùng của nhiều người bệnh. Đồng thời tôi thấy rằng, các đạo diễn, biên tập, quay phim cũng là những người rất dũng cảm, họ có thể cũng đối diện với những hiểm nguy nhưng họ không lùi bước".

Cảnh trong phim (Ảnh VTV)

Cảnh trong phim (Ảnh VTV)

Sống chết vô thường

Cũng trong 50 phút phim tài liệu ấy, khán giả đã được thấy những vất vả, hy sinh không thể nào đong đếm được của đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch. Không có bữa cơm nào được ghi lại, giấc ngủ cũng chóng vánh, vật vờ trong tư thế dựa vào bất cứ chỗ nào có thể dựa, từ ghế đến tường, ngồi trên bậu cửa hoặc mệt quá ngã lăn ra sàn đất. Và cả khi ngủ, bộ trang phục bảo hộ vẫn kín mít từ chân lên đầu. Họ cũng chỉ có thể thay nhau chợp mắt khi người bệnh đã có thể ngủ yên, chỉ còn lại tiếng “bíp bíp” đều đặn của máy móc vang lên giữa màn đêm tĩnh mịch.

Xin tri ân những người chiến sỹ áo trắng đang ngày đêm quên mình vì đồng bào. Nguyện cầu sức khỏe, bình an đến đồng bào. Xin nguyện cầu dịch bệnh mau tiêu tán! Xin mỗi người cùng tỉnh thức để trân quý từng phút giây cuộc sống, từng phút giây này là để thương yêu!

avatar1631152727265-16311527275291901259778-0-102-288-563-crop-16311528322961157582309
photo-1-16311708479711161275049
ranh-gioi-chuan-1631165880345841790673
ranhgioi2jkyn_20210909123417
Ranh_gioi_1-1631181152733
lan4
img-bgt-2021-vtv-1631193378-width1280height685
tre-em-covid-1631129831192276306518
saostar-4lcryltniy1hm67n
1c401b5a-9187-4f9f-745b-e7937a6adfa9
Những hình ảnh xúc động giữa lằn ranh sinh-tử trong phim Ranh giới.

Những hình ảnh xúc động giữa lằn ranh sinh-tử trong phim Ranh giới.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm