Thứ ba, 03/11/2020, 07:50 AM

Xây dựng niềm tin của vị giảng sư trong lòng Phật tử

Xây dựng niềm tin trong lòng người Phật tử là sứ mệnh chính yếu của người sứ giả Như Lai. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng về niềm tin, hoài nghi các giá trị đạo đức, hoài nghi lời Phật dạy thì niềm tịnh tín đối với Tam bảo lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Bản lĩnh hoằng pháp của vị giảng sư

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy A Nan như sau: “Này Ananda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác, này Ananda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm? Thuyết pháp theo tuần tự, thuyết pháp qua phương tiện pháp môn, thuyết pháp với lòng từ mẫn, thuyết pháp không phải vì tài vật, thuyết pháp không làm thương tổn cho mình và người. Này Ananda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.”

Khế lý – Khế cơ

Khế lý nghĩa là phải phù hợp với tam pháp ấn, khế hợp với lời Phật dạy. Khế cơ thì đòi hỏi người giảng sư cần quán sát căn cơ trình độ mà giảng, sao cho phù hợp với hoàn cảnh, với tâm lý, với từng trường hợp cụ thể của những đối tượng nghe pháp. Nhằm vì lợi ích chúng sinh, người thuyết pháp dùng phương tiện khéo trong việc sử dụng ngôn từ sao cho tránh làm tổn hại hoặc gây hoang mang cho người nghe và tổn hại cho chính pháp sư. Do vậy, giáo án thuyết pháp và các phương tiện thích hợp cho thính chúng tùy theo phong tục, địa phương, trình độ và căn cơ chúng sinh là điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành công trong xây dựng niềm tin trong các đối tượng Phật tử khác nhau. Muốn thuyết pháp một nơi nào, trước tiên phải chịu khó tìm hiểu về nơi ấy, đối tượng ấy (như thời xưa đức Phật quán nhân duyên vậy!).

Xây dựng niềm tin trong lòng người Phật tử là sứ mệnh chính yếu của người sứ giả Như Lai. - Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ.

Xây dựng niềm tin trong lòng người Phật tử là sứ mệnh chính yếu của người sứ giả Như Lai. - Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ.

Niềm tin tôn giáo trong đời sống Phật tử

Trong tác phẩm Trái tim của Bụt, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết: “Khi đứng ra thuyết pháp cho một nhóm người, ta phải quán chiếu xem họ là những người nào, bối cảnh văn hóa và tôn giáo của họ như thế nào, họ mang những khổ đau nào, những vướng mắc nào, lúc đó ta mới nói về giáo lý cho họ được. Còn nếu đến với một thính chúng mà không có ý niệm gì về họ, thì ta không nên nói pháp, vì ta không có thể quán cơ, không hiểu được căn cơ của người nghe. Một pháp sư giỏi là một pháp sư biết quán cơ. Không phải mình có một mớ kiến thức Phật học rồi mình cứ thao thao bất tuyệt, người ta tiếp nhận được hay không cũng mặc. Đó là không biết khế cơ, mà lại thiếu cả từ bi. Động cơ thuyết pháp như thế không phải là lòng từ bi”.

Tâm niệm xả bỏ tự ngã để thuyết pháp

Trong các kinh điển Đại thừa, xả bỏ tự ngã thuyết pháp là điều mà Thế Tôn ân cần nhắc nhở cho những pháp sư nhất là trong thời mạt pháp phước mỏng nghiệp dày nhằm tránh tăng thượng mạn khi thuyết pháp. Pháp hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ trong Đại Bảo Tích Kinh là một ví dụ điển hình. Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tiến lên bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vừa rồi con tuyên nói bí yếu của đức Như Lai phải chăng không sai trái hủy báng đức Như Lai. Bí yếu của đức Như Lai là huyền diệu, rộng lớn không ngằn mé, thế gian khó tin được. Dầu nói bí yếu của đức Như Lai mà tâm con tự nhớ là trí huệ của đức Như Lai nhập trong thân con, chớ chẳng phải sức của con”.

Đức Phật phán: “Đúng như vậy. Như lời của Mật Tích đã nói. Đạo huệ của đức Như Lai nhập vào chỗ nào thì không ai là không được an ổn. Hàng đệ tử Phật ban tuyên kinh điển, đều nương nhờ oai thần của đức Như Lai”[8]. Có thể thấy rõ, khi vị giảng sư hết lòng thương và vì lợi ích chúng sanh mà thuyết chánh pháp thì sẽ được chư Phật, chư Bồ Tát âm thầm gia hộ để cho người thuyết pháp thêm năng lượng và sự sáng suốt trong việc tìm đọc Kinh điển, soạn thảo giáo án, tìm hiểu đối tượng thuyết pháp, biết cách sử dụng ngôn từ thích hợp… nhằm mang đến năng lượng an lành, mát mẻ thanh lương, công đức và trí tuệ cho người được nghe pháp.

Trong bối cảnh khủng hoảng về niềm tin, hoài nghi các giá trị đạo đức, hoài nghi lời Phật dạy thì niềm tịnh tín đối với Tam bảo lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. - TT. Thích Nhật Từ.

Trong bối cảnh khủng hoảng về niềm tin, hoài nghi các giá trị đạo đức, hoài nghi lời Phật dạy thì niềm tịnh tín đối với Tam bảo lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. - TT. Thích Nhật Từ.

Giới luật - tìm lại niềm tin nơi Phật tử

Không chê bai, bài xích các phương tiện pháp môn khác vì tuy đa phương tiện và pháp môn nhưng giáo lý của nhà Phật mang tính nhất quán

Phật giáo là một tôn giáo khoan dung. Đức Phật không chủ trương chê bai bài xích tôn giáo khác, học thuyết khác, huống chi là đối với những người con Phật với nhau thì càng phải sống hòa hợp như nước hòa với sữa. Không nên có tình trạng chê bai bài xích lẫn nhau. Trong kinh Trung A-hàm, chép như sau: một người nguyên trước đây cúng dường ngoại đạo Ni-kiền tử, sau khi được Phật giáo hoá, ông ta có ý không cho phép những người thầy ngoại đạo cũ của mình vào nhà và không cúng dường các vị nữa. Đức Phật biết được điều đó, ngài khuyến khích vị cư sĩ này tiếp tục cúng dường như trước, và giảng giải rằng: “Này cư sĩ! Ta không nói như vầy: Nên cúng dường ta, chớ cúng dường người khác, nên cúng dường đệ tử ta, không nên cúng dường đệ tử người khác. Này cư sĩ! Tuỳ tâm hoan hỷ cúng dường tất cả mọi người. Này cư sĩ! Các vị Ni-kiền tử ấy, gia đình các vị từng cung kính lâu nay, nếu họ đến hãy cúng dường tuỳ theo khả năng của các vị”.

Không chỉ đến vùng của tôn giáo khác, mà đối tượng nghe pháp của chúng ta trong một hội chúng có thể có nhiều thành phần khác nhau…(điển hình là việc giảng dạy trong khoa đào tạo từ xa của học viện Phật giáo Việt Nam: Có quan chức, doanh nhân, công nhân viên, sinh viên, học sinh, người khác đạo như Ky tô giáo, đạo Cao đài, Hòa hảo và rất nhiều người không tôn giáo, hay đến nói chuyện với công nhân viên chức nhà máy giấy Sài gòn thì đối tượng có 90% là tín hữu Ky Tô giáo từ giám đốc cho đến CNV…).

Về các phương tiện pháp môn thì chúng ta thường nghe 84000 pháp môn, nhưng Phật pháp chỉ là một vị thuần nhất là vị giải thoát mà thôi! Vì là Phương tiện nên ta không bám víu vào pháp môn và quả vị tu chứng. Phương tiện là trí tuệ thấy rõ tính không của các pháp và sống bằng một tinh thần không thủ chấp; Giáo pháp chỉ là một phương tiện, và nếu người sử dụng phương tiện đó với mục đích giải thoát khổ đau, thì người đó được xem là có trí tuệ. Lời của Hòa thượng Minh Châu qua bài Kinh Ví dụ Con rắn nhắc nhở ngành hoằng pháp của chúng ta: Người học giáo pháp chỉ vì “muốn chỉ trích người khác” hay chỉ vì “muốn khoái khẩu biện luận”, thì người đó đang nắm giữ giáo pháp sai lạc, được xem là không thiện xảo và trí tuệ trong việc học Phật.

Một đức tính quan trọng của giảng sư không nên chống trái, chê bai, bài xích các phương tiện và pháp môn tu tập của người khác, hệ phái khác, vùng miền khác...

Một đức tính quan trọng của giảng sư không nên chống trái, chê bai, bài xích các phương tiện và pháp môn tu tập của người khác, hệ phái khác, vùng miền khác...

Niềm tin trong cuộc sống

Thời đức Phật còn tại thế, do đối tượng thuyết pháp không giống nhau cho nên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau, từ đó mà đưa đến Kinh điển khác nhau. Đối với những người có trình độ sơ cơ, Phật chỉ giảng đạo lý làm người, dạy năm giới, mười điều thiện gọi là nhân thiên thừa. Đối với nhưng người nhàm chán thế gian, Phật giảng phương pháp thoát ly sinh tử, gọi là Thanh văn tiểu thừa. Đối với những người có trình độ cao, có tâm nguyện nhân độ thế, thì Phật giảng giáo lý Đại thừa Bồ tát. Những bài pháp ở các cung cõi khác nhau thì mang nội dung và phương pháp giáo hóa khác nhau.

Kinh Pháp Hoa thể hiện một sự dung hoà tông phái, mong muốn đưa tất cả các pháp môn và các “thừa” về một nguồn. Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ-tát thừa chỉ là những phương tiện đưa đến Phật thừa; và do đó không có gì chống trái nhau mà chỉ là những phương tiện tạm thời trên con đường tiến về bảo sở. Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa: “Xá-lợi-phất, chư Phật trong quá khứ sử dụng vô số phương tiện thiện xảo, những nguyên tắc và các điều kiện khác nhau, cùng những ngôn từ so sánh và minh họa để giảng giải giáo pháp vì lợi ích của chúng sanh. Tất cả những giáo pháp này vì một Phật thừa duy nhất. Tất cả chúng sanh, qua việc lắng nghe giáo pháp của chư Phật, cuối cùng có thể đạt được nhất thiết chủng trí.”

Có những giáo pháp chỉ như “những thành quách được hoá hiện” cho chúng sanh tạm ngơi nghỉ, để sau đó tiếp tục hành trình tìm đến quả vị Phật mà nó vốn không phải là con đường dễ dàng. Giáo pháp là nhiều loại “dược thảo”, có thể chữa lành nhiều loại bệnh khổ của chúng sanh. Kinh Duy Ma Cật có đoạn viết: “Có cõi Phật lấy ánh quang minh của Phật làm Phật sự. Có cõi lấy chư Bồ tát làm Phật sự. Có cõi lấy hóa nhân làm Phật sự. Có cõi lấy cây bồ-đề làm Phật sự. Có cõi lấy y phục, ngọa cụ của Phật làm Phật sự. Có cõi lấy cơm làm Phật sự. Có cõi lấy hoa viên, đền các làm Phật sự. Có cõi lấy ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Phật làm Phật sự. Có cõi lấy thân Phật làm Phật sự. Có cõi lấy hư không làm Phật sự; chúng sinh nhờ các duyên này mà có thể nhập luật hạnh…”

Do vậy, một đức tính quan trọng của giảng sư không nên chống trái, chê bai, bài xích các phương tiện và pháp môn tu tập của người khác, hệ phái khác, vùng miền khác... mà cùng phát huy những ưu điểm khắc phục những nhược điểm bằng những phương tiện thiện xảo để xây dựng niềm tịnh tín trong các hàng Phật tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm