Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 20/01/2014, 16:26 PM

Xuân về lòng đất chuyển

Có những chuyện tưởng chừng chúng ta sẽ thất vọng và đã khép mình lại trong song cửa của nhân sinh quan. Sự tương hợp giữa các thế giới vẫn còn dao động hoặc biến hiện qua cái thấy hạn hẹp của con người.

Mỗi năm trên trái đất, vạn hữu gần như biến chuyển trong và ngoài thế giới tâm. Có những con người luôn mang theo Niết bàn đi cùng năm tháng và cũng có những con người ưu tư về con đường Cát bụi mà tất cả đang ảo tưởng trong dấu chân địa đàng như có như không.

“Chầm chậm xuân về lòng đất chuyển
Nhạc trời thanh thoát rộn muôn phương
Tâm linh một thoáng bừng giao cảm
Lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn”

                                                          Nhất Hạnh
 
Ai cũng hiểu ra sự vô thường sẽ đến với loài sinh linh bé nhỏ và không trừ bỏ bất kỳ ai. Chúng ta cũng thường nhận thấy mọi hiện tượng có thể xảy ra hay tận diệt ngay sau đó, chỉ trong khoảng bước chân đến và đi. Thời gian đi qua cuốn theo bao tình cảm con người về với miền ký ức hư không, chỉ để lại trong mình một cái riêng với niềm dĩ vãng quá khứ bung vỡ.

Một người bạn đã gởi tới cho tôi một thông điệp: Vui cứ cười, buồn cứ ngủ, không có gì phải lo phải bàn cãi. Anh có nội tâm riêng của anh, tôi có nội tâm riêng của tôi, không ai giống ai. Chỉ có một điều chung là chúng ta cùng đang hướng đến một sự bình an nội tại, mong tất cả đều được sống trong thảnh thơi và an bình.

Nếu không có niềm vui an bình ở tâm hồn thì cái tâm sẽ không được kiên định, cái thân sẽ cảm thấy bất an bởi sự dao động của trần cảnh, làm cho chúng ta dễ đổ vỡ thành trì. Cho nên ta phải luôn làm chủ tâm hồn và thân xác.

Về cơ bản, chúng ta nên biết quay về tập sống trong chính niệm, tập mở lòng thương yêu mỗi ngày. Có vậy ta đang biểu hiện chất sống cho những người thương đang đặt niềm tin hy vọng nơi ta; còn không ta đang gạt chính mình, chính người để làm nô lệ cho giặc hoang tưởng nắng quái yêu ma, cho bờm ngựa, cho những gì không làm nên một chất liệu thực tại của tâm hồn.

Hạnh phúc con người có được không phải do truy tìm về quá khứ hay ước vọng, dự định ở tương lai. Hạnh phúc con người có được, nếm được là ngay giây phút hiện tiền bây giờ và ở đây.

Thiết nghĩ, Chân như nếu hiểu theo ngôn ngữ Phật giáo thì có vẻ lớn lao, cao siêu, mang tính tuyệt đối; nên hiểu là thường hằng bất biến, mà khó diễn tả và khó hình dung ra… Nhưng, cũng có thể hiểu theo một nghĩa nào đó, Chân như chính là: “Đang thở, đang sống”.

(Vui buồn)

“Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô từ mưa gió từ vào trong đá xưa
Đến bây giờ mắt đã mù tóc xanh đen vầng trán thơ
Dòng sông đó loài rong yên ngủ sâu
Mới hôm nào bão trên đầu lời ca đau trên cao”

Có những chuyện tưởng chừng chúng ta sẽ thất vọng và đã khép mình lại trong song cửa của nhân sinh quan. Sự tương hợp giữa các thế giới vẫn còn dao động hoặc biến hiện qua cái thấy hạn hẹp của con người. Mối nhân duyên ấy, ai cảm nấy biết và mỗi khi sự vật còn là sợi dây liên hệ để tâm thức xung quanh tồn tại với thực tại tương tức thì ví như: “Cái tâm của ta ở chỗ nào thì cũng có cái thân, tức là tâm đầy trong thân.

Giống như việc ta ngâm đậu xanh với nước ấm, ngâm được một hồi, nước sẽ thấm vào trong hạt đậu, hạt đậu sẽ nở ra gấp hai lần so với ban đầu. Sở dĩ cái thân khô héo là vì cái tâm không thấm được vào trong thân. Nếu muốn cái thân được tươi mát, được thấm nhuận thì cần phải để cho tâm đi vào trong thân. Lúc ấy, thân của ta sẽ trở thành một thực thể linh động chứ không phải là xác chết vô tri; vì tâm chưa được thấm vào trong từng tế bào”.

Trong khi thiền tọa cũng vậy, muốn điều chỉnh được cho cái thân an thì điều trước tiên chúng ta cần phải  tác hợp thân với tâm đồng điệu nhau.

Vì đó là chất liệu chế tác ra giây phút pháp lạc vô biên; khi thở vào sâu, thở ra nhẹ của người hành giả đang thực tập hơi thở có ý thức và tập buông thư các căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) và tâm tưởng như có như không.
       
Đôi khi Dấu chân địa đàng như là chiếc cầu nối để đưa các cảm thọ buồn vui, hôn trầm trở về an trú với căn và trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) để tâm ý giữ không bị chi phối bởi các duyên.

Vì khi tâm có sự buông lung thì tức các pháp luôn bị xáo động sau đó, nên cát bụi là địa, Niết bàn là cõi vô sinh bất diệt của thiêng đàng vắng lặng.

Chính vì vậy mà chúng ta biết quay về nương tựa nơi đất tâm là như chính chúng ta đang làm chủ được tâm ý của con người.
 
Thích Pháp Bảo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm