Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/09/2023, 11:30 AM

Ý nghĩa ân đàn na thí chủ

Nhờ có đàn tín ủng hộ, giúp đỡ tài vật, tạo điều kiện cho Tăng Ni yên tâm tu hành, chúng ta mới chuyên tâm tiến đạo. Chúng ta tu được mới có thể làm lợi ích chúng sanh, đền ân đàn na thí chủ.

Nếu tu không được thì hư hết một đời, cuối cùng ta phải chuốt quả khổ vì mang nặng ân đàn na tín thí mà không đền trả được.

Trong luật Sa-di có câu chuyện về một Tỳ-kheo thọ nhận của ông Trưởng giả rất nhiều, tu hành cũng có đức hạnh nhưng không thông suốt lý đạo.

Sau khi chết, vị này biến thành cây, mọc nấm cho Trưởng giả ăn suốt đời.

Khi Trưởng giả chết, cây mới hết ra nấm.

Đó là cách đền ân thí chủ bằng hoa báo, tức mọc nấm trên cây để trả lại công của thí chủ.

Hái hoa dâng Phật: Cúng dường với tâm chân thành

01

Cho nên đâu phải chúng ta được đàn na thí chủ thương giúp nhiều là có phước!

Phật tử cúng dường cho chúng ta đều nghĩ gieo duyên với mình, để sau được hóa độ, chớ không phải cúng dường cho chúng ta xài tùy ý.

Nếu mình tu hành không có đức hạnh, tiền bạc của cải ấy phải trả, chớ không thể nào không trả.

Tôi thường nói người tu trả ân đàn na thí chủ bằng hai cách:

Một là nếu có đạo đức, ngay trong đời này chúng ta giáo hóa chỉ dạy cho Phật tử hiểu đạo.

Nhờ hiểu đạo, họ tiến tu, đó là ta làm thầy để đền ân thí chủ.

Hai là nếu nhận của thí chủ rồi ăn xài phung phí, không chịu tu hành, nhất định sau khi nhắm mắt sẽ làm trâu cày, ngựa cỡi hoặc nhẹ là hoa báo như câu chuyện ở trên, trả suốt đời chớ không được rảnh rang đâu.

Tôi thường nói, tôi nợ thí chủ ngập đầu.

Bởi vì ai cũng muốn gieo duyên với tôi, nên giúp tôi làm được nhiều Phật sự.

Tôi không dám hãnh diện mình có phước, mà tôi thấy chính mình thiếu nợ nhiều nhất với đàn na thí chủ.

Vì vậy ngoài bổn phận tôi phải cố gắng tu, tôi còn khuyên Tăng Ni hàng đệ tử cũng cố gắng tu, để thầy trò hợp sức nhau trả nợ cho đàn na thí chủ.

Chúng ta tu được, đem công đức ấy giáo hóa cho mọi người được an vui bớt khổ trong đời này và những đời về sau.

Đó là chúng ta chọn cách trả nợ thứ nhất.

Nên nhớ chỉ là trả nợ thôi, chớ đừng hãnh diện mình làm thầy thiên hạ.

Tôi thường ví dụ như ở thế gian, nếu có một giáo chức mượn nợ mà không có tiền trả.

Chủ nợ có mấy đứa con đi học, biết vị ấy không có tiền trả nên nhờ về dạy kèm con họ.

Đó là lấy công để trả nợ, trả bằng cách làm thầy của con họ.

Chúng ta cũng thế, trả nợ nhưng mà trả bằng cách làm thầy.

Nếu người dốt nát không học hành gì, mượn nợ không có tiền trả thì phải đi làm thuê làm mướn để trả nợ, chớ đâu thể mượn mà không trả được.

Rõ ràng ở thế gian cũng như trong đạo, chúng ta không thể tự hào rằng tôi được Phật tử cúng nhiều là có phước, rồi tha hồ ăn xài tự do.

Nếu vậy e rằng mai kia không biết mấy trăm lần phải trở đi, trở lại để đền trả nợ trước.

Vì vậy tôi nhắc cho tất cả Tăng Ni hiểu hai chữ cúng dường Tam bảo để gieo duyên là nói nghe cho đẹp.

Chớ nói thẳng ra là Phật tử cho Tăng Ni vay nợ.

Chúng ta nghe cúng dường thấy cao quí, chớ không ngờ là nhận nợ, mà nhận nợ thì phải trả nợ.

Bởi vậy tôi thấm nhất là ngày xưa đức Phật bắt Tăng Ni phải đi khất thực.

Đi khất thực để làm gì?

Làm kẻ ăn mày tới xin người ta.

Phật tử cho mình gọi là gieo duyên, tức cho vay nợ.

Họ cho vay bằng cơm thì ta trả lại bằng pháp.

Trả ngay tức thì, không để thiếu nợ.

Đức Phật quả thật quá hay!

Phật tử trao tài vật cho tôi là trao nợ, nợ lớn hoặc nợ nhỏ.

Nếu nợ lớn thì tôi phải trả nhiều trả lâu, nợ nhỏ thì tôi trả ít trả mau.

Cho nên tới tuổi này mà tôi vẫn còn giảng.

Bởi vì trao đổi hai chiều mà, Phật tử trao cho tôi cái này, tôi phải trao lại cái khác.

Chẳng lẽ tôi để nợ cho tới chết mang theo?

Cho nên luôn luôn phải giảng, phải dạy cho Phật tử hiểu đạo, tu hành được an vui.

Đó là bổn phận, là trách nhiệm tôi phải trả.

Tăng Ni chúng ta ý thức được việc làm, bổn phận của mình thì không bao giờ có thể thờ ơ, lãnh đạm với tinh thần mộ đạo kính tăng của Phật tử.

Phật tử vì muốn gieo duyên với Tam bảo, muốn tiến lên trên con đường đạo đức mà chưa đủ điều kiện, nên gieo duyên với chúng ta.

Nói cách khác như họ muốn có tiền để dành, nhưng sợ xài hết nên bây giờ đem gởi ngân hàng.

Gởi ngân hàng mỗi tháng chút chút, lâu ngày dồn lại cất được cái nhà.

Cho nên gởi ngân hàng không có nghĩa là đem tiền bỏ, mà còn tính có lời nữa.

Cũng vậy, Phật tử muốn tu, muốn tiến trên đường đạo đức mà bây giờ chưa tiến được, nên làm có chút ít gởi thầy.

Thầy thiếu nợ mình, mai mốt có đủ điều kiện thầy độ mình tu.

Đó là lý do Phật tử vì muốn tu, vì muốn tiến trên đường đạo nên mới cúng dường Tăng Ni.

Ý nghĩa ân đàn na thí chủ là như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Xem thêm