Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/04/2020, 15:43 PM

Ý nghĩa ba lạy đầu và ba lạy cuối trong thời khóa lễ tụng niệm như thế nào?

Ba lạy đầu là hướng về Tam bảo bên ngoài để đảnh lễ, và ba lạy cuối của thời khóa tụng niệm là quy hướng về bên trong để nhận lại Tam bảo tự tâm. Có thế, thì mới hiểu được chủ trương đường lối tu tập của đạo Phật tất cả đều quy hướng chú trọng ở nơi tâm.

Sự màu nhiệm của hai bàn tay chấp lại

Hỏi: Kính bạch thầy, trong mỗi thời tụng kinh, thường là có ba lạy đầu và khi cuối thời khóa tụng, lại lạy ba lạy nữa. Vậy xin thầy giải thích về ba lạy đầu và ba lạy cuối, tức tam tự quy y cho chúng con được rõ. Thành kính cám ơn thầy.

Nương Tam bảo bên ngoài để làm sống dậy Tam bảo tự tâm. Đó là yếu lý tôn chỉ của đạo Phật.

Nương Tam bảo bên ngoài để làm sống dậy Tam bảo tự tâm. Đó là yếu lý tôn chỉ của đạo Phật.

Đáp: Trong nhà Thiền có câu nói: "Kiến sắc minh tâm". Ý nói, nhân cảnh bên ngoài nhìn lại thấy rõ ở nơi tâm mình. Nương Tam bảo bên ngoài để làm sống dậy Tam bảo tự tâm. Đó là yếu lý tôn chỉ của đạo Phật. Nếu một bề chỉ biết chạy theo bên ngoài để tìm cầu thì, người đó muôn đời vạn kiếp không bao giờ được giác ngộ giải thoát. Nói thế, để Phật tử thấy rằng, ba lạy đầu là hành giả hướng về Tam bảo bên ngoài để thành tâm đảnh lễ. Bởi vì nếu không có Tam bảo bên ngoài thì làm sao mình biết có Tam bảo tự tâm. Nhờ Tam bảo sự tướng đó mà mình mới học hỏi tu hành để được giác ngộ. Cho nên Tam bảo bên ngoài tuy là phần sự tướng nhưng cũng rất quan trọng.

Hơn nữa, Phật tử nên biết, đạo Phật chủ trương: "Tánh, Tướng không hai hay Lý, Sự phải viên dung". Nhân tướng để thấy tánh hay nhân sự để hiển lý. Ví như nương sóng để nhận ra nước hay ngược lại cũng thế. Nước và sóng không ly khai mà có được. Đó là lý tương Tức, tương Nhập trong Kinh Hoa Nghiêm. Như nước trong sẵn có trong nước đục. Rời nước đục không có nước trong. Khác nào trong hoa có rác và trong rác có hoa. Dùng tuệ giác quán chiếu sâu sắc chúng ta sẽ thấy rất rõ như thế.

Chính vì muốn hiển bày lý "Không Hai" nầy nên chư Tổ soạn thời khóa tụng niệm, vào đầu, chúng ta phải một lòng hướng về mười phương Chư Phật, chư Tôn Pháp, chư Bồ Tát và chư Hiền Thánh Tăng mà chí thành đảnh lễ. Đảnh lễ để cầu oai thần lực Tam bảo chứng minh gia hộ. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thôi, thì rõ ràng là chúng ta mê tín ở nơi sự tướng bên ngoài. Vì thế, nên cuối thời kinh thì có Tam tự quy y. Tam tự quy y là chúng ta trở về nhận lại Phật, Pháp, Tăng ở nơi chính mình. Vì mỗi chúng sanh đều sẵn có đầy đủ đức tính Tam bảo tự tâm. Cho nên, mỗi người cần phải phát triển Tam bảo tự tâm ngày càng lớn mạnh. Có thế thì mới đúng với chánh lý Phật dạy.

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Tóm lại, ba lạy đầu là hướng về Tam bảo bên ngoài để đảnh lễ, và ba lạy cuối của thời khóa tụng niệm là quy hướng về bên trong để nhận lại Tam bảo tự tâm.

Tóm lại, ba lạy đầu là hướng về Tam bảo bên ngoài để đảnh lễ, và ba lạy cuối của thời khóa tụng niệm là quy hướng về bên trong để nhận lại Tam bảo tự tâm.

Nếu rời lìa Tam bảo tự tâm thì chúng ta sẽ bị rơi vào hố sâu tà kiến tội lỗi. Do đó, trong đạo Phật có nói đến phần lễ nghi hình thức hay sự tướng rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng phải quy kết về ở nơi tự tâm. Bởi tất cả các pháp đều từ tâm lưu xuất. Câu nói: "Nhứt thiết duy tâm, vạn pháp duy thức" là ý đó. Không có vật gì ngoài tâm ta cả. Các pháp hữu vi được cấu tạo hình thành của lý duyên khởi. Tất cả các pháp đều do duyên sanh, đã do duyên sanh nên tự tánh của nó là "KHÔNG". Nhận được tánh không là thấy được lý duyên khởi. Như vậy, vạn pháp rốt lại cũng không ngoài tự tánh mà có. Bởi thế, nên nói đạo Phật là đạo nội quan. Nội quan là quán chiếu sâu sắc ở nội tâm. Có trở về (một cách nói thôi chớ làm gì có chỗ trở về) nhận lại tự tánh và sống được với thể tánh đó thì gọi là kiến tánh hay chứng đạt chơn lý.

Pháp lạy hồng danh sám hối

Cho nên Tam tự quy rất là quan trọng cho sự tu hành của chúng ta. Hiểu thế thì ta không còn vọng ngoại tìm cầu chấp trước vào sự vật nữa. Đó là hành trình của người tu, dù tu bất cứ pháp môn nào, cuối cùng cũng phải nhận lại kho báo (bảo sở) nhà mình. "Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".  (Sơ Tổ Trúc Lâm). Trong nhà ai cũng sẵn có của báu, không cần phải đi tìm kiếm bên ngoài. Muốn nhận lại của báu vô giá đó, Tổ chỉ cho chúng ta cách tu là phải "Đối cảnh vô tâm". Vô tâm là không khởi tâm chấp trước dính mắc vào sự vật, nói rõ là sáu trần. Được thế thì nơi nào không phải là Thiền, là Bồ đề. Thế thì, chạm mắt đến đâu là có Bồ đề ở đó vậy.

Tóm lại, ba lạy đầu là hướng về Tam bảo bên ngoài để đảnh lễ, và ba lạy cuối của thời khóa tụng niệm là quy hướng về bên trong để nhận lại Tam bảo tự tâm. Có thế, thì mới hiểu được chủ trương đường lối tu tập của đạo Phật tất cả đều quy hướng chú trọng ở nơi tâm. Tâm nói đây là chơn tâm, nói cách khác là tánh thể của muôn loài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Xem thêm