Thứ, 07/03/2022, 16:12 PM

Ý nghĩa của 3 bát hương trên bàn thờ

Đối với người Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng đã trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong các gia đình. Chính vì thế, mỗi nhà đều có bàn thờ, bát hương để thờ cúng chư Phật, chư Bồ Tát, hoặc chư Hộ Pháp, Thần Linh hoặc gia tiên tiền tổ, với mong cầu những điều an lành, tốt đẹp trong cuộc sống.

Vị trí 3 bát hương trên bàn thờ tại gia

Vị trí của 3 bát hương trên bàn thờ tại gia như sau:

- Bát hương ở giữa: Thờ chư Phật hoặc chư Bồ Tát

- Bát hương bên phải: Thờ Chư Thiên, Hộ Pháp và chư Thần Linh

- Bát hương bên trái: Thờ gia tiên tiền tổ

cach-dat

Ý nghĩa 3 bát hương trên bàn thờ

#1 Bát hương thờ Phật

Đầu tiên là bát hương thờ chư Phật, chư Bồ Tát (hay còn gọi là Phật bảo trong ba ngôi Tam Bảo).

Chư Phật là chỉ các đấng giác ngộ hoàn toàn viên mãn các công đức, các bậc tự giác giác tha và giác hạnh viên mãn.

“Tự giác” tức là các Ngài đã tu tập và đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. “Giác tha” là các Ngài giáo hóa chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh đi đến chỗ giác ngộ như Ngài. “Giác hạnh viên mãn” là các Ngài viên mãn trí tuệ và hạnh đức, không còn một chút khiếm khuyết nào.

Mười phương chư Phật là đấng tối tôn, tối quý trong ba cõi. Các Ngài ra đời vì hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, tìm đường cứu độ giải thoát cho tất cả chúng sinh ra khỏi biển khổ trầm luân, sinh tử.

Chư Phật là phước điền tối thắng, bậc nhất trong thế gian, các Ngài chính là đại diện cho cả ba ngôi Tam Bảo. Vì vậy, thờ Đức Phật cũng như kính thờ đầy đủ Tam Bảo. Tôn thờ các Ngài để hàng ngày chúng ta được thấy tôn nhan, hảo tướng của Ngài và sự an lành, tự tại nơi các Ngài. Để biết rằng đó là do vô lượng thiện Pháp, vô lượng công đức tu tập kết thành.

Từ đó, chúng ta luôn nhớ đến công hạnh của chư Phật và quyết học theo những lời chỉ dạy của Ngài chỉ dạy. Đó chính là ý nghĩa của việc thờ phụng chư Phật.

#2 Bát hương thờ chư Thiên, chư Thần Linh, Hộ Pháp

Thứ hai là bát hương thờ chư Thiên, chư Thần Linh, chư Hộ Pháp.

Các Ngài chính là những vị hộ trì cho Phật Pháp, bảo hộ cho con người. Trong kinh Tam Bảo có ghi lại câu chuyện thành phố Vesali (ngày nay thuộc huyện Vaishali bang Bihar, Đông Ấn Độ) bị thiên tai dịch bệnh, một trong những nguyên nhân mà Đức Phật đề cập đến là do chư Thiên, chư Thiện Thần hộ trì cho thành phố này bỏ đi nên các ác quỷ, ác ma mới có cơ hội tạo tác dịch bệnh. Vì thế, việc thờ cúng đối với các vị chư Thiên, chư Thiện Thần, chư Hộ Pháp là rất cần thiết và lợi ích vì các Ngài có duyên với chúng ta từ kiếp trước và kiếp nay hộ trì cho chúng ta trong tu tập Phật Pháp và công việc trong gia đình.

#3 Bát hương thờ gia tiên

Thứ ba là bát hương thờ gia tiên, tiền tổ nội ngoại đôi bên. Chúng ta biết rằng nếu không có gia tiên, tiền tổ thì không có thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Vì thế, chúng ta phải nhớ nghĩ, tri ân tới ông bà tiên tổ bằng việc thiết lập lô hương để phụng thờ.

Bởi khi đó, chúng ta có nơi để tu tập làm các việc phúc như cúng dường Tam Bảo hồi hướng phúc lành tới các hương linh gia tiên, mong họ bớt khổ, sớm tái sinh vào cảnh giới an lành. Bên cạnh đó cũng là nơi để chúng ta giãi bày tâm sự, bày tỏ tâm hiếu kính và lòng biết ơn của mình đối với gia tiên tiền tổ.

Mong rằng, qua bài viết trên, quý vị sẽ có thêm tri kiến đúng đắn về ý nghĩa và cách sắp xếp 3 bát hương trên bàn thờ tại gia để áp dụng vào cuộc sống sao cho được lợi ích nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu siêu, thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc

Tâm linh Việt 10:47 12/12/2024

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, hiếu đạo luôn là giá trị cốt lõi, được gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Người Việt quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên và cầu siêu không chỉ là hành động tri ân người đã khuất mà còn là biểu hiện sâu sắc của tinh thần hiếu thảo, một nét đẹp văn hóa thấm đẫm tinh thần nhân văn.

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Xem thêm