Thứ tư, 16/11/2022, 11:33 AM

Ý nghĩa của câu chúc tinh tấn và an lạc

Đây là câu chúc mà trong bất kể dịp lễ nào đối với người con Phật, tôi cũng chúc những người bạn đồng tu như thế. “Chúc tinh tấn và an lạc”. Có khi viết email cho các bạn đồng tu, tôi cũng kết lại bằng câu chúc này.

Nói thật, tôi là người ngại nghĩ những lời chúc. Bằng hết tất cả sự chân thành, tôi thường chúc làm người tốt, chúc sức khỏe và bình an. Với những người bạn đạo, tôi chúc tinh tấn và an lạc.

Nhiều người không hiểu chữ “tinh tấn”. Giải nghĩa, thông thường nói, tinh tấn là tiến bộ, là đi lên không ngừng. “Tinh” là chuyên, “tấn” là tiến. Trong chữ “tinh tấn” này hàm ý nhắc người tu hành phải chuyên nhất, không xen tạp. Như thế nào gọi là chuyên nhất? Là “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu” (tạm dịch, hiểu rõ một phương pháp tu, thực hành trong thời gian dài). Một bộ kinh, một phương pháp tu, vậy thì đủ rồi, vậy thì có thể thành tựu rồi. Nhà Phật nói, “một kinh thông thì tất cả kinh thông”, là vì tam tạng Kinh điển dẫu nhiều như vậy nhưng cũng là con đường để quay về chân tâm, đều từ chân tâm này lưu xuất ra. Khi đã thấy chân tâm rồi thì có lý nào lại không thông kinh điển chứ?

Cho dù tu hành theo phương pháp nào cũng đều lấy việc quay về chân tâm làm đích cuối cùng

Cho dù tu hành theo phương pháp nào cũng đều lấy việc quay về chân tâm làm đích cuối cùng

Một kinh hiểu rồi, các kinh khác sẽ hiểu thôi. Một phương pháp tu hành đã thành tựu rồi, các phương pháp khác đều thông suốt thôi. Giống như ngôi nhà có nhiều cửa, khi đã vào được bằng một cửa rồi, các cửa khác đều rõ biết thôi.

Thuở xưa, khi ngài Pháp Đạt đến gặp Lục Tổ Huệ Năng để thỉnh giảng kinh Pháp Hoa, Lục Tổ nói: "Ta chưa từng tụng kinh Pháp Hoa, ông hãy tụng cho ta nghe". Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, ngài Pháp Đạt vừa tụng đến phẩm thứ ba, Lục Tổ liền nói dừng lại, không cần tụng nữa, liền giảng kinh Pháp Hoa cho ngài Pháp Đạt nghe. Đời nay ai có được cái năng lực này?

Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, Lục Tổ không cần nghe hết đã hiểu rõ nghĩa kinh và giảng giải cho ngài Pháp Đạt. Người đời nay ít ai làm được. Đọc một bộ kinh, tu một phương pháp, chưa hiểu rõ nghĩa đã thấy chưa đủ, thấy cần phải đọc thêm nữa, phải tu các phương pháp khác nữa. Bộ kinh này đọc chưa hiểu, thấy bộ kinh khác cũng hay, liền thay đổi.

Phương pháp đang tu chưa có khai ngộ, nghe người nói phương pháp khác cũng hay, liền thay đổi, tu cùng lúc hai ba phương pháp. Nếu nói là để phối hợp các phương pháp tu, không hiểu rõ một phương pháp thì làm sao có thể phối hợp với phương pháp khác được chứ?

Cho dù tu hành theo phương pháp nào cũng đều lấy việc quay về chân tâm làm đích cuối cùng. Tu hành không phải là việc làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, tụng nhiều kinh thì có nhiều phước. Đó là suy nghĩ của thế gian, Phật không dạy chúng ta như vậy. Nói tu hành là để thành Phật, người ta chấp tưởng nghĩ mình mong cầu điều gì là hình tướng bên ngoài. Thành Phật tức là thân tâm đều an lạc.

An lạc là thước đo của sự tu hành. Càng tu hành càng phải thấy tiến gần đến sự an lạc. Tu hành mà thấy phiền não, thấy thị phi nhân ngã, thấy thích thú việc luận bàn đúng sai thì e là sai rồi. Thường phải tự hỏi điều gì trong cuộc sống này còn khiến tâm mình chưa an, để chuyển hóa, để thay đổi. Hôm qua chưa làm được thì hôm nay làm, làm không được thì hôm sau tiếp tục làm. Mỗi ngày chuyển hóa một chút, mỗi ngày an lạc một bước, như vậy mới không uổng phí thời gian một ngày qua đi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm