Thứ sáu, 14/10/2022, 06:06 AM

Ý nghĩa của việc tụng kinh sám hối ngày rằm

Kinh Phật dạy nhiều giáo pháp từ sâu xa đến gần gũi, Phật tử có thể ứng dụng vào đời sống, mang lại an vui cho bản thân và mọi người. Khi đọc tụng, những lời dạy quý báu trong kinh điển ít nhiều in dấu vào tâm trí chúng ta, đó là điều vô cùng quý giá.

Theo Phật giáo, tất cả chúng sanh đều không tránh khỏi lỗi lầm, quan trọng là phải mạnh dạn nhìn nhận lỗi lầm của mình, từ đó hướng đến cải thiện bản thân. Sám hối là cách bày tỏ sự ăn năn với những lỗi lầm mà mình đã mắc phải và phát nguyện không tái phạm.

Nghi thức sám hối được thể hiện chủ yếu qua hình thức biên chép. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể đọc tụng kinh điển. Đó là cơ hội để nghiền ngẫm những ý nghĩa sâu xa trong lúc tụng kinh sám hối và nhận thức rõ hơn về những lỗi lầm của mình.

Ý nghĩa của việc tụng kinh sám hối ngày rằm 1

Ý nghĩa của việc sám hối không chỉ đơn thuần là con người chúng ta bỏ đi những cái ác, cái xấu trong mình. Mà đồng thời còn phải phát triển những đức hạnh, những phúc báo, những lành thiện.

Tụng kinh sám hối ngày rằm giúp chúng ta nhìn nhận những sai lầm mà mình đã gây tạo trong quá khứ, từ đó nỗ lực không tái phạm những tội lỗi ấy trong tương lai. Đây là việc làm tuy đơn giản nhưng mang lại những giá trị thiết thực, góp phần chuyển hóa bản thân theo hướng tích cực.

Việc đọc tụng kinh điển còn mang lại hiệu quả lớn trong việc mở mang trí tuệ. Khi đọc tụng, có thể lúc đầu chúng ta sẽ khó nhớ đầy đủ. Song, nếu chịu khó bỏ thời gian đọc tụng nhiều lần kinh sám hối, chúng ta sẽ có đọc kỹ hơn, từ đó hiểu rõ hơn lời Phật dạy.

Ngoài việc tụng kinh sám hối ngày rằm, quý Phật tử cũng có thể biên chép, tùy theo truyền thống tu học mà mỗi Phật tử có thể lựa chọn những kinh sám hối khác nhau. Mục đích của việc làm này là giúp con người sửa chữa lỗi lầm, vì thế chúng ta không nên quá câu nệ về hình thức, mà cần chú tâm sâu sắc vào nội dung.

Trong Phật giáo Bắc tông, các chùa thường thực hiện nghi thức sám hối với những tác phẩm quen thuộc như Hồng danh bửu sám, Lương Hoàng sám, Thủy sám pháp, Sám pháp Dược sư…  Phật giáo Nam tông có nghi thức sám hối truyền thống lâu đời, bên cạnh đó còn có một số tác phẩm được chư vị tôn túc biên soạn sau này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm