Ý nghĩa của việc cúng nước - hương- đèn- hoa quả trên bàn Phật
Phải hiểu được những đồ dùng để cúng Phật, trong những món đồ này thì cúng nước là quan trọng nhất, vì sao vậy?
1. Cúng nước
Cúng nước là tượng trưng cho tâm từ bi của mình và Phật không khác. Nước dù có nấu sôi cỡ nào để một hồi nó cũng nguội. Con người của chúng ta cũng vậy, bản chất của chúng ta là thanh tịnh, lắng trong. Sở dĩ chúng ta nóng nảy bồn chồn rồi đủ thứ là do chúng ta huân tập. Còn nếu chúng ta chịu để yên, yên tịnh, thì tự nhiên nước nó lắng, nước sẽ nguội. Nóng, biết nóng thì phải tìm cách làm cho nó nguội.
Tại sao cái chân khi đi đụng một cái thì cái tay liền biết đưa xuống xoa dịu chỗ đau. Mà tại sao khi cái tâm mình nóng, mình không tìm cách làm cho nó hết? Cầm một món đồ phỏng tay, liền chà cho hết. Mà sao trong tâm nóng không tìm cách chữa, mà cứ nói: "Tôi vậy đó, ai chịu thì chịu, không chịu thì thôi!". Như vậy, rõ ràng mình lo cái lặt vặt bên ngoài hơn.
2. Cúng đèn
Cúng đèn là tượng trưng cho trí tuệ. Tại sao phải hai cây đèn hai bên? Là tượng trưng rằng trí tuệ Phật và trí tuệ chúng ta đồng nhau không khác. Cho nên không được (cúng) một cây thấp cây cao.

Chúng ta dùng những vật phẩm cúng dường là từng giây từng phút nhắc nhở chúng ta, ngày ngày tiếp xúc ngoại cảnh lục trần phải luôn luôn niệm niệm tỉnh giác, không bị mê hoặc, chính mà không tà, tịnh mà không nhiễm.
Ý nghĩa của việc dâng cúng hoa
3.Cúng trái cây
Tượng trưng cho nhân quả. Vì có nhân lành nên quả mới ngọt. Rồi khi cúng phải đôn trái cây lên cao là tượng trưng cho chúng con luôn mong mỏi tìm quả lành, quả tốt, vun bồi cho cao. Ở đời, hễ có nhân thì có quả, vì vậy cúng một đĩa trái cây cho Đấng Giác Ngộ là tự ý nhắc nhở mình làm cái nhân lành để được quả tốt.
4. Cúng hoa
Hoa ai cũng yêu, cũng mến vì nó đẹp. Cũng như thế, chúng ta cần đến với nhau như một đóa hoa chứ đừng đến với nhau bằng sự héo hắt khổ đau. Mà đến với nhau bằng tấm lòng hoa tươi, hoa đẹp của mình. Bên cạnh đó, hoa còn tượng trưng cho ý nghĩa cuộc đời là vô thường. Đẹp đó, rồi thì héo hắt.
5. Thắp hương
Hương tượng trưng cho Giới, vì người có đức hạnh, mới lan tỏa hương thơm. Cây hương chúng ta thắp để nhắc nhở chúng ta sống có đức hạnh, người có đức hạnh thì hương thơm bay khắp chốn. Hương còn tượng trưng cho Hương Giới - Định - Tuệ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm