Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/04/2017, 12:58 PM

Ý nghĩa lễ bái (hình thức của lạy Phật)

Nghi cách của sự lạy Phật, nói chung là lễ bái. Trên thế giới các nước theo Phật giáo, từ xưa đến nay, mỗi quốc gia có mỗi tập quán mà chư Tổ đặt ra kiểu cách lạy, mỗi mỗi đều mang ý nghĩa đặc thù và riêng biệt.

Thông thường lễ Phật, mỗi người có quan niệm và lời giải thích riêng không đồng nhất, tất cả đều đúng. Tuy nhiên, tra cứu về nguồn gốc và ý nghĩa, thì lạy Phật thể hiện sự tôn kính tột cùng, vì thế gian thường cho cái đầu là cao thượng hơn cả. Nhưng đem so bàn chân đức Phật thì còn thấp bé hơn nhiều. Chính vì thế mà thuở đức Phật còn tại thế.

1. Lạy úp 2 bàn tay:
 
Đệ tử mỗi khi cung kính đảnh lễ Phật thường úp mặt xuống 2 bàn chân đức Phật mà hôn.

2. Lạy ngửa 2 bàn tay:
 
A Nan, hay Xá Lợi Phất... muốn cầu thỉnh Phật thuyết pháp thì trịch áo bày vai hữu, cung kính ngửa đôi bàn tay lễ sát đất, thể hiện sự cầu xin (xin xỏ) giáo pháp, ngưỡng mong sự thương xót và ban cho.

Vậy 2 ý nghĩa trên cho thấy:

- Nếu lạy Phật để thể hiện sự cung kính thì nên úp 2 bàn tay xuống đất tưởng tượng như hai bàn chân của Phật đang duỗi ra để mình gieo mặt xuống hôn lấy.

- Khi đảnh lễ thỉnh Chư tăng thuyết pháp hoặc trai tăng cúng dường, thì ngửa đôi bàn tay thể hiện sự cầu xin Chư tăng ban cho lời dạy, ban cho ân đức để người lạy, tăng thêm phần phước đức.

Do đó, khi lạy phải "Ngũ thể đầu địa" (5 vóc phải sát đất. Nghĩa là 2 đầu gối ra 2 bàn chân, 2 cùi chỏ ra 2 bàn tay và cái đầu phải sát đất). Đó là hình thức cần phải áp dụng đúng lúc, thích nghi trong phép lễ bái.

3. Lạy theo kiểu Phật giáo Tây tạng:
 
Chắp tay để từ trán trở lên, khi lạy quỳ xuống và chúi thẳng nằm sấp về phía trước. Ý nghĩa này có lẽ lấy theo thời Phật tổ Đăng Nhiên, ngài Thiện Huệ Bồ Tát cung kính dọn đường cho Phật đi, vì gấp quá còn đọng lại vũng nước, Phật tổ Nhiên Đăng đã đến, ngài Thiện Huệ Bồ Tát không ngại thân mình xõa tóc và trải thân xuống cho Phật đi qua và được thọ ký 91 kiếp sau sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni

4. Lạy không sát đất, gối và 2 tay trước chống xổm lên:
 
Như đa số người Trung Quốc. Kiểu lại này có nghĩa là ăn năn, hối hận chuộc lỗi lầm. Như Lương Võ Đế chấp vào sự tướng không đạt lý. Sau cùng nhà vua hối hận cho vẽ bức tượng “Nhà vua quỳ bò, đức Phật ngồi trên lưng”. Ở Việt Nam, vua Lê Hy Tông (1663-1716) Hòa thượng Tông Diễn cảm hóa nhà vua, vua sám hối cho khắc bộ tượng, hiện tại vẫn còn lưu giữ tại chùa Hòe Nhai, Hồng Phúc tại số 19 phố Hàng Than quận Ba Đình, Hà Nội

5. Cách lạy mới nhất hiện nay:
 
Khi lạy úp 2 bàn tay xuống đất, chùi thẳng ra trước, xong lạy ngửa 2 bàn tay lên, cuối cùng nắm 2 bàn tay lại rồi đứng lên. Không rõ bắt nguồn từ đâu nhưng được giải thích: úp 2 bàn tay xuống quán tưởng 2 bàn chân đức Phật, ngửa 2 bàn tay có nghĩa là cầu xin đức Phật (hoặc đỡ 2 bàn chân đức Phật), nắm lại có nghĩa giữ gìn giáo Pháp của Phật v.v... Lối giải thích này cũng có ý nghĩa. Nhưng xét cho cùng khi lễ Phật thì cung kính ra cung kính, cầu xin ra cầu xin, vâng giữ ra vâng giữ.

Sự hợp nhất cung kính, cầu xin, vâng giữ cùng một lúc như thế thể hiện cái tham vi tế của người cải biên, cầu mong được nhiều công đức khi lạy Phật. Phật pháp không lìa thế gian, sự hòa hợp của Phật giáo vào cuộc sống phải gắn liền với thực tế nhưng phải đúng giáo lý mà đức Phật và chư Tổ dày công truyền bá từ ngàn đời. Sự thay đổi là chấp nhận được nếu trong điều kiện cái cũ bất khả kháng. Tuy nhiên, xét về hình thức và ý nghĩa, cách lạy “kiểu mới” này không khác gì cách lạy của chư Tổ nhưng nó lại nuôi dưỡng cái bản ngã quá lớn của người chế ra đó. Thể hiện cách này là mới, là phù hợp thời đại, là đẹp và đả phá cái cũ thì khác nào chúng ta đi ngược lại lời dạy của Phật: Vô Ngã, Vô Pháp.

Do đó, hành giả cần phải suy xét thật kỹ trước khi áp dụng lối lạy này. Bởi chỉ cần một mảy mún tâm tham khởi sinh là nó lại lớn dần chóng vánh, đặc biệt là thời mạt pháp này, môi trường tốt để cả nội và ngoại ma phát triển; không chi là lợi lạc cho hành giả.

Thích Nhật Quang
(Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm