Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/02/2016, 10:53 AM

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). 

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù... Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.
Lễ hội hoa đăng Rằm tháng Giêng 
Lại nữa, nhiều người không hiểu đạo Phật lại lấy ngày này như là câu chuyện dân gian của người Trung Hoa về nàng Nguyên Tiêu là cung tần của vua bên Trung hoa vì ngày Tết nhớ nhà muốn đoàn tụ cùng cha mẹ ngày Tết mà làm ra cả một huyền thoại sau này thành phong tục người Hoa kéo đến ngày hôm nay. Chuyện này tôi sẽ kể vào cuối bài này vì nó không có ý nghĩa đúng của Phật giáo về ngày này. 
 
Thực ra ngày lễ Nguyên tiêu Rằm tháng Giêng có mấy ý nghĩa rất quan trọng sau đây:
   
1. Đại lễ Rằm tháng Giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa: một là kỷ niệm ngày đức Phật thuyết Kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Hai là ngày kỷ niệm đánh dấu ngày đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa (tháng Tư) 
 
Các bạn đồng tu thân mến! 
     
Thánh Hội Tăng Già là một sự cố hy hữu xảy ra duy nhất một lần trong thời đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni. Thuở ấy, đức Điều Ngự đang trú ở chùa Trúc-Lâm tại thành Ràjagaha. Đó ngày trăng Rằm tháng Magha (tháng Giêng). Mặc dù không một lời mời nào, 1250 vị thánh Tăng tự vân tập về. Tất cả đều là bậc thánh tứ quả vô-lậu giải thoát và đều xuất-gia bằng lời gọi của Đức Phật: "ehi bhikkhu - Thiện-lai Tỳ-kheo". Những bậc phước huệ vẹn toàn đó đã ngồi vây quanh dưới chân của Đấng Đại-Giác trong sự im lặng tuyệt đối. Những lời giản dị nhưng thâm sâu của Phật được đón nhận bởi những tâm hồn cao khiết. Dưới ánh trăng vằng vặc sáng trong vườn trúc, tiếng nói giác ngộ được nói lên bởi con người giác ngộ cho một hội chúng giác ngộ. Quả là một cuộc gặp gỡ vô-tiền khóang hậu. Từ đó về sau hai chữ Rằm Nguyên-Tiêu đã đi vào ngày đại lễ Phật giáo. Rằm Tháng Giêng vì vậy cũng được gọi là Ngày Pháp Bảo - Dhamma Day. Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm Tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát Giáo được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên đại lễ này được gọi là Ngày Pháp-Bảo. 
     
Lại nữa, Rằm tháng Giêng cũng kỷ niệm ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa. Sau 45 năm hoằng Pháp, giảng Kinh, thuyết đạo, đức Phật kết thúc năm sau cùng bằng cuộc hành trình dài. Năm ấy Ngài đã 80 tuổi. Con đường từ Ràjagaha về Kusinara ghi lại nhiều sự cố quan trọng. Tại Vesalì, Đức Điều Ngự "với cái nhìn của con voi chúa" đưa mắt quanh núi đồi thanh tú của xứ Vajji lần sau cùng. 
     
Buổi trưa hôm đó, Tôn-giả Ananda vị thị-giả của đức Như- Lai cảm nhận sự rung chuyển mạnh của một cơn động đất trong khi đang thiền tịnh. Tôn-giả đến gặp bậc Đạo-Sư và từ kim khẩu của Phật tôn giả được biết rằng Đức Phật đã quyết định sẽ viên tịch sau 3 tháng tới. Không cầm được nước mắt, người đệ- tử trung kiên này đã khẩn cầu đức Phật trụ thế lâu hơn. Đức Phật ôn tồn: “Hỡi Ananda, các con còn chờ đợi gì nữa ở Như- Lai. Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ không có gì giấu kín.” 
     
Bốn chúng đệ-tử đã được hướng dẫn đầy đủ trong việc tu học. Pháp và Luật đã được giảng giải tường tận. Rất dễ dàng cho hậu thế chia sẻ tâm trạng của tôn giả Ananda nhưng cũng không thể quên rằng sự hoàn tất ngôi nhà giáo pháp của Đức Phật là một sự kiện thiêng liêng để kỷ niệm. 
   
Những ngày này tất cả chư Phật, chư Bồ-Tát, chư Thiên, Thần Thánh đều giáng hạ để chứng minh sự làm thiện ác của người nhân gian. Vì thế, nếu ngày này ăn chay, niệm Phật, làm việc công đức như in ấn Kinh điển, cúng dường những kẻ nghèo khó, cúng dường chư Tăng Ni giữ giới, hoằng pháp lợi sinh, tu bổ chùa chiền bị hư hoại v.v…thì sẽ được các Ngài chứng minh gia trì ủng hộ cho mọi nghiệp chướng, phiền não, tai ách trong năm được tiêu trừ, an lành phước đức thêm lớn! Nếu nói ngày Rằm tháng Bảy là ngày lễ Vu-Lan là để hồi hướng cho người đã khuất thì ngày Rằm tháng Giêng là ngày lễ cầu an cho người đang sống. Vì vậy, những ngày này tuyệt nhiên không được sát sinh thú vật mà chỉ làm cơm chay, sôi, chè, và làm việc công đức như nói ở trên để hồi hướng cầu cho ông bà, bố mẹ, vợ chồng, con cái người thân được mọi sự bình an, hạn phúc, làm ăn thành đạt, sự nghiệp vững bền. Nếu không làm như vậy mà lấy đây là ngày giết gà, mổ lợn, làm cỗ cúng cha mẹ ông bà hay để làm tiệc ăn uống thì thật là tai hại chẳng những không mang lại lợi ích mà còn tạo nghiệp ác vào thân. “Vạn sự khởi đầu nan” nên phải hết sức cẩn thận! 
Nhiều nơi đố đèm lồng mừng Phật, Bồ-Tát và chư Thiên giáng hạ.
Nhiều nơi không hiểu ý nghĩa này người ta sa vào đạo giáo Trung hoa lại cho là ngày dâng sao giải hạn. Thực ra hễ cứ ngày này ăn chay, giữ giới, làm việc công đức như nói ở trên thì cầu Trời Phật ắt sẽ được gia trì thành tựu. 
     
Vì ý nghĩa quan trọng đó nên nơi nơi Rằm tháng giêng mọi người thường đến chùa sắm lễ chè sôi, hoa quả đẹp tinh khiết dâng cúng Phật, tham gia làm nhiều việc công đức để cầu chư Phật, chư Bồ-Tát, chư Thiên Thần Thánh gia hộ cho cả gia đình một năm bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. 
       
2. Với Việt Nam và các nước trồng lúa nước thì còn có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng, bà con nông dân ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, châm lửa thiêu hủy để diệt sâu bọ. 
     
Đêm Rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ.
   
3. Cũng có ý kiến cho rằng, ngày Rằm tháng giêng còn là ngày vía Thiên quan, trong dân chúng đây là dịp lên chùa cúng dâng sao giải hạn (hoặc cúng tại nhà), giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.  Nhiều nơi biến tướng thành lễ Dâng Sao Giải hạn. Nhưng ý nghĩa lớn nhất chính là ngày cầu chư Phật, chư Bồ-Tát gia trì cho chúng ta mọi nghiệp chướng tiêu trừ, một năm an lành, hạnh phúc và thành đạy như ý, làm thêm nhiều việc công đức lành, hoằng dương Phật pháp.
     
Nhân dịp đầu năm, tôi chúc các bạn thành công trong lễ Cầu An này và nguyện cầu chư Phật, chư Bồ-Tát, chư Thiên Thần Thánh gia trì ủng hộ, bảo vệ chở che cho nhà nhà được an lành. Chúng con xin nguyện:

Nguyện ngày an lành đêm an lành
Tất cả các thời đều an lành
Xin nguyện từ-bi thường gia hộ.
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam mô A-Di-Đà Phật.
Nam mô Dược-Sư Lưu-Ly Quang-Vương Phật.
Nam mô chư đại Bồ-Tát, chư Hiền Thánh, Tăng thùy từ chứng giám.
                     
Ngày 15 tháng 1 năm 2016 

Cư sĩ Quảng Tịnh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm