Thứ, 11/06/2018, 08:03 AM

Tháng Ramadan truyền thống ở An Giang

Hiện nay, cộng đồng người Chăm ở khu vực ĐBSCL khoảng 5.000 hộ với hơn 17.200 người theo Hồi giáo (Islam), tập trung sinh sống tại An Giang và phân bổ đều trên các huyện: Châu Thành, Châu Phú, Tân Châu, An Phú... với 28 thánh đường và tiểu thánh đường. Đa phần bà con người Chăm sống hòa thuận với các dân tộc anh em trên địa bàn, kinh tế chủ yếu là mua bán nhỏ, thêu may, dệt vải, đánh bắt cá... Món ăn truyền thống của người Chăm An Giang là cà ri và cà púa, với hương vị thật cay nồng. Hấp dẫn nhất là các món cà ri dê.

Một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm là tháng Ramadan (còn gọi là tháng ăn chay) đã được duy trì từ hàng trăm năm qua. Năm nay, tháng Ramadan diễn ra từ ngày 16/05 đến 14/06/2018 với nhiều nghi thức trang trọng.
 
Ông Danh Du Số, ngụ huyện An Phú kể: “Trong tháng này, các tín đồ Hồi giáo đến tuổi trưởng thành (15 tuổi trở lên) đều nhịn ăn, nhịn uống ban ngày để tu tâm dưỡng tánh, biết giúp đỡ và yêu thương người nghèo hơn. Chúng tôi chỉ ăn tối sau 19 giờ mỗi ngày và khi tắm gội cũng không để cho nước ngập đến lỗ tai”.

Không chỉ vậy, các tín đồ phải thừng xuyên cầu nguyện tại các thánh đường xung quanh nơi cư trú, tại nhà; bố thí cho người nghèo xung quanh; không được sát sinh, không làm điều xấu; không cãi vã to tiếng; không nói dối và xóa bỏ những hiềm khích với tất cả mọi người. Ngoài ra, các tín đồ không uống nước (từ khi mặt trời mọc tới lúc lặn), không hút thuốc, không quan hệ tình dục…
 
Ông Danh Sa, ngụ huyện Châu Thành (An Giang) nói thêm: “Trong tháng này, hầu hết mọi sinh hoạt, vui chơi, giải trí, lao động sản xuất đều tiến hành vào ban đêm; bởi mọi nhà, mọi người đều dành thời gian để cầu nguyện, đi làm việc thiện. Ban đầu không quen rất khó khăn nhưng rồi cũng quen dần và cảm thấy rất bình thường”.

Theo quan sát của chúng tôi nhiều gia đình có kinh tế ổn định đã nấu rất nhiều thức ăn truyền thống của người Chăm để phục vụ miễn phí cho người nghèo bất kể ngày đêm. Cạnh đó là các hoạt động vui chơi giải trí rất nhộn nhịp, trẻ em mặc nhiều quần áo mới. Ở các thánh đường, lượng tín đồ đến cầu nguyện rất đông đảo. Điều rất riêng là các thánh đường không hề có bất kỳ một bức tượng nào của người khai sinh ra đạo Hồi. Nhiều người Chăm cho biết đến nay họ cũng không hiểu vì sao lại có tập tục này.
 
Ông Mách Sa Les, giáo cả, Trưởng ban Quản trị Thánh đường Hồi giáo xã Nhơn Hội (An Phú) cho biết: "Tháng Ramadan là để rèn luyện khả năng chịu đựng và chia sẻ sự kham khổ với đồng bào mình. Trong tháng lễ, dù đi làm ăn nơi đâu, bà con cũng cố gắng trở về nhà để thực hiện các nghi thức lễ và sum họp gia đình”.
 
Đến An Giang trong những ngày này, du khách sẽ bắt gặp không khí thật rộn ràng, tất bật, uy thiêng với nhiều nghi lễ trang nghiêm nhưng không mang mang tính mê tín, dị đoan; bắt gặp sự đoàn kết yêu thương nhau rất lạ lẫm trong cộng đồng người Chăm với mong muốn chia sẻ những khó khăn để cùng nhau có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Song Anh     

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm