Ý nghĩa thiền định và giải thoát
Thiền Phật giáo là do tĩnh mà sinh định, mục đích chứng đắc Bát Nhã Ba La Mật, vì thế đối với Thiền định của trí Bát Nhã thì Tuệ tu là quan trọng nhất. Nếu không có Thiền định trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật thì sẽ gây trở ngại cho việc chứng đắc “vô lậu trí”, trở thành “định chướng”.
Duyên khởi và duyên diệt là hiện tượng tự nhiên, cơ sở để sinh thành vạn vật trong vũ trụ, nhờ vạn pháp bổ trợ lẫn nhau mà vạn vật đổi mới không ngừng. Nhưng bản chất là do nhân duyên hòa hợp để tạm biểu hiện ra ngoài mà nội hàm của hết thảy pháp tướng vẫn là Tánh Không, đó chính là đạo lý “duyên khởi tánh không”, “nhân duyên sinh diệt, tự tánh bản không” vẫn tồn tại bình thường hàng ngày.
Kinh Kim Cang nói: “Như Lai từng nói, tam thiên đại thiên Thế giới, tức phi thế giới, chỉ danh là thế giới, nếu thế giới thực hữu, tức là nói hợp nhất hết thảy tướng (nhất hợp tướng); hợp nhất hết thảy tướng tức bất khả thuyết, nhưng kẻ phàm phu thì tham chấp chuyện đó”. Vì thế xuất phát từ nhận thức Phật pháp thì bản thể của thế giới cho đến vũ trụ vạn vật vốn là Không tính, không có thực tướng, chỉ tồn tại một thể nhất hợp tướng. Nhận thức được lý luận Tánh Không của Phật pháp chính là giúp đỡ chúng ta tu hành đạt đến mấu chốt của giải thoát.
Gieo trồng hạnh phúc bằng hành thiền
Học Phật là để thành Phật, học Phật tất phải có chính tri chính kiến để tu hành, phương pháp tu hành có rất nhiều như thâm nhập Tam tạng Kinh - Luật - Luận, tu Thiền, niệm Phật, trì chú, trì giới cho đến trì tụng kinh văn, nghiên cứu Phật pháp… đều là để tâm thức tĩnh lặng đến khi trở về bản tính thanh tịnh; tức khi đạt đến “tĩnh” và “định” thì trí tuệ được tăng trưởng, liễu ngộ sâu Phật pháp để tiến tu công đức viên mãn. Nhưng nếu rời bỏ tu hành Giới - Định - Tuệ, không quán tu Tứ Niệm Xứ thì khó mà thành tựu.
Phật Giáo không coi thiền định là mục đích cuối cùng của tu hành. Thiền định chỉ là một trong các phương pháp tu hành. Bất cứ ai cũng có thể thông qua học Thiền để trải nghiệm công dụng của định tĩnh. Tuy rằng tu Thiền có thể đạt được công phu Thiền định, nhưng buộc phải dùng Định để sinh Tuệ, nếu Định chỉ để đạt được niềm vui của Định thì tu hành cũng thành uổng phí. Trên góc độ Phật pháp, Thiền định thế gian không thể giải thoát luân hồi; muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi thì buộc phải dựa vào Giới - Định - Tuệ, đặc biệt là tu hành trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, đó chính là dùng giới tịnh ý, dùng định chỉ quán mà sinh trí tuệ Bát Nhã. Tu Tuệ có thể bắt đầu từ “Tứ niệm xứ”, lấy chỉ quán đạt, tính tịnh ý, trừ vô minh, hiện Niết Bàn, đó chính là điểm khác biệt của Phật Pháp so với thế gian pháp.
Bố thí, trì giới và hành thiền để thanh lọc thân tâm
Tu trì Tứ niệm xứ tức là quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, chư pháp vô ngã. Thông qua bốn tư duy này để tiêu trừ dục cầu và chấp trước trong tâm, từ trì Giới mà sinh Định, khởi phát Trí Bát Nhã hướng thành Phật đạo, tu Giới - Định - Tuệ mới là pháp môn cầu giải thoát.
Thiền Phật giáo là do tĩnh mà sinh định, mục đích chứng đắc Bát Nhã Ba La Mật, vì thế đối với Thiền định của trí Bát Nhã thì Tuệ tu là quan trọng nhất. Nếu không có Thiền định trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật thì sẽ gây trở ngại cho việc chứng đắc “vô lậu trí”, trở thành “định chướng”. Vì thế nên nói tu Định mà không có trí tuệ Bát Nhã thì chỉ là tu nhân thiên phước báo, không thể độ người giải thoát tam giới, xa rời biển khổ sinh tử.
Xuất phát điểm của loài người là từ “vô minh”. Vô minh là kết quả của nhân, hình thành vũ trụ vạn vật, loài người cũng tồn tại giống như vậy. Vì có “nhân” vô minh sai lầm, nên “quả” tự nhiên cũng là sai. Do nhân quả đều sai mà nhân sinh có phiền não và đau khổ. Mục đích của Phật Pháp là đưa con người thoát khỏi vòng nhân quả sai lầm này, bằng phương pháp tu hành đạt giải thoát trở về bản lai không tánh của cảnh giới Niết Bàn tịch diệt. Phật pháp dùng Giới - Định - Tuệ để thể hiện Bát Nhã Ba La Mật, làm sáng tỏ hiện tượng pháp tắc vô thường, vô ngã của Tứ niệm xứ, đó mới là pháp môn tu hành giải thoát chân chính.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Cảnh cùng khốn
Kiến thức 09:39 31/10/2024Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.
Xem thêm