Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/12/2016, 16:19 PM

Ý nghĩa thiêng liêng của chiếc bình bát

Nhờ chiếc bình bát ấy mà tôi nhận ra một điều rằng: đi tu là xả bỏ hết tiền tài, danh vọng, không còn vướng bận điều chi, nên tài sản lớn nhất đối với người tu hành không có gì ngoài ba y và một bát. Nó là tài sản quý giá nhất sẽ theo họ suốt cả một đời người, trở thành một vật biểu tượng để luôn nhắc nhớ đến chí nguyện, hoài bão mà người xuất gia luôn hướng đến.

Trước mắt tôi là chiếc bình bát bằng inox sáng bóng, thứ mà tôi nghĩ ở thế kỷ 21, nhất là ở miền Bắc chủ yếu tu hành theo hệ phái Bắc tông có lẽ đã bị “tuyệt chủng”.

Nhờ một cơ duyên tốt lành tôi đã được chiêm ngưỡng chiếc bình bát quý giá ấy cùng lời chia sẻ đầy chân thành của một sư thầy về ý nghĩa lớn lao của chiếc bình bát bé nhỏ kia.
 
Đức Phật và những người đệ tử của Ngài sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác. Vật sở hữu của họ không có gì giá trị ngoài ba chiếc áo và một chiếc bình bát. Đi khất thực còn gọi là “bình bát” hay “trì bát”. Chữ “Bát” có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, chứ không được làm bằng vàng hay tất cả những kim khí quý. Nếu dùng bằng kim khí quý thì không đúng phẩm hạnh của người xuất gia.

Các vị đã phát tâm xuất gia, tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, kể cả thân mạng nếu cần và đúng với chính pháp, nghĩa là “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”.

Do điều kiện cuộc sống thay đổi và để thuận duyên hơn cho việc tu hành, chiếc bình bát làm bằng đất nung khá nặng, gây khó khăn cho việc di chuyển đã được thay bằng bình bát làm bởi inox, chất liệu nhẹ hơn, thuận tiện mang đi nhiều nơi.

Việc ăn mặc giản dị chỉ có ba y và ăn uống chỉ sử dụng chiếc bình bát duy nhất có ý nghĩa rất thiêng liêng và đậm tính triết lý. Đó chính là triết lý Trung đạo mà đức Phật đã truyền trao cho các đệ tử xuất gia của mình. Nghĩa là người tu hành phải tránh xa hai thứ cực đoan: 

Thứ nhất là tránh xa sự sung sướng thái quá qua việc ăn thực phẩm do người đời cúng dường để vào trong bình bát mà không dùng đũa ngọc, chén ngà, bàn cao ghế đẹp với thức ăn mỹ vị.

Thứ hai là tránh xa sự khổ hạnh thái quá qua chiếc bát đựng đồ ăn vừa đủ dùng, không giống như phái tu khổ hạnh lượm trái cây hay đồ ăn dư thừa mà ăn.

Vị sư nhẹ nhàng chia sẻ: “Nhìn chiếc bình bát nhỏ bé thế thôi nhưng nó chứa đựng nhiều ý nghĩa và công đức, đối với cả những người thọ nhận và những người cúng dường thức ăn”.

Đối với người tu hành, việc ăn cơm bằng bình bát có nhiều lợi ích:

- Tâm trí được rảnh rang, ít phiền não.

- Không bận rộn tâm và thân để kiếm kế sinh nhai.

- Đoạn trừ tâm kiêu căng ngã mạn.

- Đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì ai cho gì ăn nấy, không thể chọn lựa, thức ăn chỉ đầy bát chứ không nhiều hơn nữa, tránh khỏi sự thâu trữ vật thực tiền của.

- Có nhiều thì giờ tu hành hơn.

Ngoài lợi ích cho riêng mình, việc ăn cơm bằng bình bát còn mang lại lợi ích cho chúng sinh như:

- Tạo cơ duyên cho người cúng dường đoạn trừ lòng tham, tức là tạo phước duyên cho họ.

- Tạo cơ duyên giáo hóa chúng sinh.

- Nêu gương sống giản dị làm người đời bớt tham đắm của cải.

Vừa gắp thức ăn vào bình bát, vị sư ôn tồn nói: “Nếu đi đâu xa mà sư quên bình bát hoặc thìa là hôm đấy sư sẽ nhịn hoặc ăn bốc luôn. Vì mình không được dùng chung đụng bát đĩa và thìa chén của người khác. Đồ ăn cũng chỉ được gắp một lần, để tránh nảy sinh cái tâm hưởng thụ. Khi ăn, các sư còn trộn lẫn các món ăn với nhau để không còn phân biệt món này với món khác, món ngon món dở hay mùi vị chúng ra sao. 

Mục đích để không còn luyến ái mùi vị thơm ngon, việc ăn giờ chỉ là phương tiện để nuôi sống cái thân tứ đại này mà tu hành giải thoát. Ai cho gì thì ăn nấy, các sư không phân biệt thức ăn tốt xấu, ngon dở, không quy định người thí chủ phải cúng dường như thế nào, tất cả đều thuận theo hai chữ “tùy duyên”.
 
Nhờ chiếc bình bát ấy mà tôi nhận ra một điều rằng: đi tu là xả bỏ hết tiền tài, danh vọng, không còn vướng bận điều chi, nên tài sản lớn nhất đối với người tu hành không có gì ngoài ba y và một bát. Nó là tài sản quý giá nhất sẽ theo họ suốt cả một đời người, trở thành một vật biểu tượng để luôn nhắc nhớ đến chí nguyện, hoài bão mà người xuất gia luôn hướng đến. Tránh xa đam mê ngũ dục của trần gian để đặt chân đến bến bờ của sự giác ngộ và giải thoát. 

Hình ảnh đức Phật - một bậc vương tử, một người tầm đạo khả kính nhất, một bậc đạo sư của ba cõi, sống một cuộc đời thanh đạm với y phục hoại sắc và bình bát đơn sơ sẽ mãi mãi là hình ảnh cao đẹp và thâm thúy nhất đối với những ai đang thao thức về một lẽ sống thuần tịnh, thanh tao và đối với những ai đang tiếp bước trên con đường mà các bậc tiền nhân khả kính đã đi qua.

“Một bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem trần thế
Mây trắng hỏi đường qua”

Kim Tâm 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm