Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/06/2019, 10:25 AM

Bàn thờ gia tiên - nơi thể hiện sâu sắc niềm tin tâm linh của người Việt

Trong tâm thức của người Việt, thờ cúng ông bà tổ tiên là một việc hết sức thiêng liêng. Một bàn thờ trang nghiêm, thiết kế hợp lý, đảm bảo an toàn thể hiện niềm tin thiêng liêng đó.

Từ cách thiết kế ban thờ gia tiên

Bài liên quan

Trong các thiết kế nội thất nhà phố phòng thờ thường được bố trí ở tầng trên cùng để phù hợp với yếu tố tâm linh và sinh hoạt. Đây là giải pháp phổ biến hiện nay được kiến trúc sư lựa chọn khi thiết kế không gian thờ cúng. Bàn thờ đặt trong phòng riêng ở trên cao tạo cảm giác trang nghiêm, tĩnh lặng lại thông thoáng. Nếu phòng gần sân thượng lại càng thuận lợi cho việc cúng ngoài trời hay hóa vàng.

Không ai không xúc động tưởng nhớ gia tiên mình khi bước vào ban thờ như thế này. Ảnh: 1102.net.vn

Không ai không xúc động tưởng nhớ gia tiên mình khi bước vào ban thờ như thế này. Ảnh: 1102.net.vn

Tuy nhiên, giải pháp này cũng có nhược điểm là gây khó khăn cho người già khi đi lên tầng, tạo tâm lý e ngại cho nhiều người trẻ khi tói đó một mình. Khoảng cách này cũng gây tâm lý xa cách đối với không gian thờ cúng. Vì thế tùy điều kiện của mỗi nhà, các gia đình có thể bố trí khu thờ ở các phòng phù hợp, chỉ cần đảm bảo sự trang trọng, hài hòa không gian xung quanh.

Nơi đặt ban thờ hợp lý

Ban thờ là nơi thể hiện niềm tin tâm linh của người Việt. Ảnh: Battrangonline.vn

Ban thờ là nơi thể hiện niềm tin tâm linh của người Việt. Ảnh: Battrangonline.vn

Khi thiết kế nội thất căn hộ chung cư, việc sử dụng một phòng danh riêng cho thờ cúng là rất khó vì do diện tích các căn hộ không được rộng rãi. Bạn có thể đặt bàn thờ ở phòng khách, thư viện hay phòng làm việc đều được. Một số gia đình thường tận dụng luôn phòng dành cho khách làm chỗ thờ cúng. Điều này không phù hợp vì thiếu sự trang nghiêm và khói nhang ảnh hưởng tói sức khỏe của người trong phòng. Bạn cũng không nên đặt bàn thờ ở phòng sinh hoặt chung ồn ào hay phòng tập thể thao. Nếu tìm hiểu kỹ về truyền thống thờ cúng của ông cha, bạn sẽ lựa chọn được vị trí đặt bàn thờ phù hợp hơn. Trong nhà ở dân gian (ba gian hay năm gian), bàn thờ luôn được đặt vào gian giữa, nơi trang trọng nhất. Khu vực tưởng nhớ này là thành phần chủ đạo trong không gian kiến trúc - nội thất.

Với bố cục như vậy, khi bước vào cửa chính (cửa giữa), bạn sẽ nhìn thấy ngay bàn thờ, phía trước thường là một bộ phản hay bàn ghế tiếp khách. Hướng bàn thờ cũng là hướng nhà (đa phần là hướng nam). Tất cả hài hòa với không gian kiến trúc của ngôi nhà truyền thống có hiên, sân, vườn cây phía trước.

Bài liên quan

Trong nhà ở hiện đại, tính chất, cấu trúc, diện tích đã thay đổi nhiều và rất đa dạng. Quan niệm xã hội, nhu cầu và thói quen sinh hoạt cũng có nhiều khác biệt.

Tuy nhiên, khi làm bàn thờ, chủ nhà cần ưu tiên chỗ trang nghiêm. Yếu tố xem hướng tuổi cần xếp sau. Nếu kết hợp được cả hai đặc điểm này là tốt nhất.

Không gian thờ cúng cần đặt ở chỗ thông thoáng nhưng không nên gần sát cửa sổ, cửa ra vào. Khi đó, những luồng gió mạnh có thể thổi tàn lửa của hương ra các khu vực xung quanh, rèm cửa gây cháy. Mặt bàn thờ nên đặt một tấm kính để đảm bảo an toàn. Ánh sáng cho bàn thờ

Không gian thờ cúng là u tịch, hoài niệm. Bởi vậy, gia chủ không nên sử dụng ánh sáng trắng mà nên sử dụng ánh sáng vàng, chiếu gián tiếp, không gay chói. Nhờ vậy, không gian sẽ có cảm giác ấm cúng hơn, đèn bàn thờ nên bố trí đăng đối. Kiểu dáng, chất liệu của đèn cũng cần phù hợp với tủ thờ và không gian chung.

Và đồ gốm trên ban thờ

Bộ đồ gốm Bát Tràng hình thành một ban thờ đẹp, tâm linh tỏa rạng năng lượng của Battrangonline.vn

Bộ đồ gốm Bát Tràng hình thành một ban thờ đẹp, tâm linh tỏa rạng năng lượng của Battrangonline.vn

Bài liên quan

Phật giáo dù không quan niệm chi tiết về ban thờ đặt thế nào nhưng lại nhấn mạnh yếu tố tâm linh của người trong hiện tại với người đã đi về cõi Phật với tình yêu thương, biết ơn và hiếu kính. Dù đặt ở đâu, bạn cũng nên bày tỏ thái độ thành kính với gia tiên, với những bậc tiền bối tạo lập đời sống cho các thế hệ kế tiếp. Nhìn lên ban thờ, bạn có thể thấy sự trang trọng và biết ơn dành cho ông bà tổ tiên.

Bạn đọc có thể gửi bài cho chúng tôi qua email: info@phatgiao.org.vn nói về niềm tin Tâm linh Việt, nỗi thương nhớ, tình yêu và sự hiếu kính với ông bà cha mẹ, tổ tiên giòng dõi mình. Hoan hỉ đón nhận!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm