Yêu cầu người nữ hiến thân, Tỳ kheo phạm giới Tăng tàn

"Các thứ ẩm thực ấy tôi đều đã nhận được tại những nhà tín tâm khác rồi, nhưng cái mà người xuất gia chúng tôi khó được, thì bà được một cách tự nhiên, vậy hãy đem cái ấy ra hiến ta".

Bấy giờ, Phật trú tại thành Xá vệ. Khi ấy, trưởng lão Ưu Ðà Di có một người bạn Bà La Môn cố cựu, ông nói với trưởng lão: "Tôi có công việc sắp đi xa, trưởng lão có thể thường lui tới chăm sóc giúp vợ con tôi ở nhà không?". Ưu Ðà Di nói: "Này Bà la môn! Ông không ủy thác, tôi cũng phải trông nom, huống gì đã được ông ủy thác". Thế rồi, Bà La Môn ra đi.

Bấy giờ, Ưu Ðà Di bèn khoác y, cầm bát đi đến nhà Bà La Môn. Vợ Bà La Môn trông thấy trưởng lão Ưu Ðà Di đến liền ra nghinh tiếp, cung kính nói: "Lành thay sư phụ! Ðã lâu ngày không gặp, nay lại hạ cố đến đây, xin mời thầy vào ngồi chơi". Ưu Ðà Di liền bước vào, ngồi xong bèn nói: "Lâu ngày lắm tôi mới đến, hôm nay bà có gì cúng dường tôi không?". Vợ Bà La Môn nói: "Có rất nhiều thức ẩm thực, tùy thầy đòi thứ gì tôi sẽ cúng dường tất cả". Ưu Ðà Di nói: "Các thứ ẩm thực ấy tôi đều đã nhận được tại những nhà tín tâm khác rồi, nhưng cái mà người xuất gia chúng tôi khó được, thì bà được một cách tự nhiên, vậy hãy đem cái ấy ra hiến ta". Vợ Bà La Môn nói: "Không biết cái mà người xuất gia khó được là vật gì mà tôi lại được một cách tự nhiên, xin thầy nói rõ cho biết? Nếu nhà tôi có thì tôi sẽ đem đến cho thầy, nhược bằng trong nhà không có, thì tôi sẽ đi tìm kiếm chỗ khác để biếu thầy".

Ưu Ðà Di nói: "Bà đã biết rõ việc ấy, chứ làm gì mà không biết! Bà đa tình xảo trá như kẻ trộm có 4 mắt, việc gì mà bà không biết". Vợ Bà La Môn nói: "Tôi thật không biết, xin thầy nói rõ điều đó. Nếu trong nhà tôi có, tôi sẽ đem biếu thầy. Nếu trong nhà không có, tôi sẽ đi tìm chỗ khác mua biếu thầy. Thầy cần vật đó để làm gì?". Ưu Ðà Di nói: "Bà dư biết việc ấy. Ðó là cách cúng dường đệ nhất, tức là việc thông giao (giao hoan). Nghĩa là đem việc tùy thuận dâm dục cúng dường cho bọn Sa môn trì giới, làm việc thiện, tu phạm hạnh như chúng tôi".

Khi ấy, trong số các bà vợ của ông Bà La Môn, có người còn trẻ cảm thấy hổ thẹn liền cúi đầu lặng lẽ bỏ đi, ai nấy trở về phòng mình. Còn những người trung niên cũng thấy xấu hổ, nhưng đều cúi đầu mà đứng im lặng. Riêng những người già cả liền mắng rằng: "Thầy Ưu Ðà Di! Ðó chẳng phải là việc thiện, thầy không nên nói những lời sàm sỡ như thế. Ðây là nhà của Bà La Môn chứ đâu phải là nhà của dâm nữ? Chúng tôi sẽ đem việc này bạch với các Tỳkheo". Ưu Ðà Di nói: "Bạch hay không bạch tùy ý các ngươi". Nói thế rồi, thầy liền bỏ đi.

Sau khi rời khỏi nhà ấy, thầy liền đi vào nhà của các dâm nữ. Bọn dâm nữ thấy thầy đến đều đứng dậy tiếp đón, cung kính chào hỏi: "Lành thay sư phụ Ưu Ðà Di! Ðã lâu ngày không gặp, hôm nay bỗng nhiên hạ cố đến đây". Liền mời vào ghế ngồi. Ưu Ðà Di nói: "Rất ít khi tôi đến, hôm nay các cô có chút ít gì cúng dường tôi không?". Các dâm nữ nói: "Có các thức ẩm thực, tùy thầy cần thứ gì, yêu cầu thứ gì, chúng tôi sẽ dâng hiến tất cả". Ưu Ðà Di nói: "Các thứ ẩm thực ấy tôi đã nhận được tại những nhà có tín tâm khác rồi, nhưng cái mà những người xuất gia chúng tôi khó có được, thì các cô được một cách tự nhiên, vậy hãy đem cho tôi là tốt nhất". Các dâm nữ nói: "Nay chúng tôi không biết vật gì mà người xuất gia khó được, xin thầy hãy nói cho biết. Nếu trong nhà có thì chúng tôi sẽ đem cho thầy; nếu trong nhà không có thì chúng tôi sẽ đến những nơi khác tìm kiếm để dâng cho thầy". Ưu Ðà Di nói: "Các cô đã biết việc ấy rồi, chứ sao không biết. Các cô đa tình xảo trá như tên trộm có 4 mắt, sao lại không biết". Thầy nói như thế đến ba lần mà bọn dâm nữ vẫn bảo là không biết. Ưu Ðà Di lại nói: "Các cô biết rõ việc ấy rồi chứ sao lại không biết? Ðó là cách cúng dường đệ nhất, tức là việc thông giao. Nghĩa là đem sự tùy thuận dâm dục cúng dường cho những Sa môn trì giới, làm việc thiện, tu phạm hạnh như chúng tôi".

Bấy giờ, người trẻ tuổi trong các dâm nữ liền vỗ tay cười ầm lên. Những người trung niên liền nói: "Nghề sinh sống chính của chúng tôi là nằm ngửa, nếu thầy là nam tử thì cứ đến". Còn những người già cả thì nói: "Thầy Ưu Ðà Di, tuy chúng tôi lấy việc đó làm kế mưu sinh, nhưng chẳng lẽ thầy không giữ gìn pháp Sa môn sao? Chúng tôi sẽ đem việc này bạch với các Tỳkheo."Ưu Ðà Di nói: "Bạch hay không bạch tùy ý các ngươi."Nói thế rồi, thầy liền bỏ đi.

Sau đó, bọn dâm nữ bèn nói với các Tỳ kheo. Các Tỳkheo liền đem việc ấy bạch đầy đủ với Đức Phật.

Phật dạy: "Hãy gọi Ưu Ðà Di đến". Khi thầy đến rồi, Phật liền đem việc trên hỏi rõ Ưu Ðà Di: "Ông có thật như thế chăng?".

Ðáp: "Có thật như thế, bạch Thế Tôn!"

Đức Phật liền khiển trách: "Ưu Ðà Di! Ông há không từng nghe Ta dùng nhiều nhân duyên để quở trách dâm dục, dùng nhiều nhân duyên để khen ngợi ly dục là gì? Vì sao ông làm một việc xấu, bất thiện như thế? Ưu Ðà Di! Ðó là việc phi pháp, phi luật, trái lời ta dạy, không thể dùng việc đó để nuôi lớn thiện pháp được".

Thế rồi Phật truyền lệnh cho các Tỳ kheo đang sống tại thành Xá vệ phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỳ kheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại.

-- Nếu Tỳ kheo để tư tưởng dâm dục xâm chiếm tâm hồn rồi ở trước mặt những người nữ khen ngợi việc đem thân mình ra cúng dường như sau: "Này chị em, hãy đem việc dâm dục cúng dường cho tôi, vì tôi là Sa môn trì giới, làm việc thiện, tu phạm hạnh". Nếu tán thán như thế, thì phạm tội Tăng già bà thi sa.

Luật Ma ha Tăng kỳ

Điều 5 Giới Tăng tàn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Phật giáo thường thức 14:45 18/03/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, lúc ở nhà làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Nẻo về của ý

Phật giáo thường thức 10:26 18/03/2025

Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Thực hành hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm trong bối cảnh công nghệ số

Phật giáo thường thức 09:57 18/03/2025

Quán chiếu sâu vào hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, ta nhận ra rằng những biểu hiện của lòng từ bi và sự lắng nghe luôn hiện hữu trong đời sống. Hạnh lắng nghe của Ngài không chỉ là lắng nghe bằng tai mà còn bằng cả tâm, thấu hiểu ngay cả những điều chưa nói thành lời.

Nói nhiều làm phiền lòng người khác

Phật giáo thường thức 09:15 18/03/2025

Nói nhiều là diễn bày bằng lời nói mọi sự việc phát xuất từ những điều kiện khi thấy, khi nghe, khi ngửi, khi nếm, khi xúc chạm và suy nghĩ. Người nói nhiều đôi khi gây thiệt hại và làm phiền lòng nhiều người khác. Phụ nữ có thói quen nói nhiều nên được ví ba người phụ nữ xúm lại làm thành cái chợ chồm hổm. Đàn ông nói nhiều thì người ta thường gọi là bà tám và tất nhiên nhiều người không thích điều này.

Xem thêm