Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/06/2022, 13:32 PM

28 lợi ích của thiền trong cuộc sống hàng ngày

Trong những năm gần đây, thiền đã trở thành một trong những bộ môn rèn luyện sức khỏe quan trọng dành cho những ai muốn tìm kiếm hạnh phúc. Thiền đã, đang và có xu hướng sẽ được thực tập trên khắp thế giới bởi nhiều lý do.

Vậy thiền là gì? Ngồi thiền có tác dụng gì trong cuộc sống? Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây.

Thiền là gì?

“Thiền” trong nhà Phật gọi đầy đủ là “thiền định”; mục đích của thiền là để định tâm. Trong tu học Phật Pháp mà không có thiền thì không thể thành tựu đạo quả. Bởi tâm chúng ta (hằng ngày) rất rối ren, phức tạp như con vượn, con khỉ nhảy lung tung nên thiền là phương pháp để quản trị tâm, giúp tâm dần dần an định, không lăng xăng, không chạy nhảy bất như ý. “An” nghĩa là không nguy hiểm, “định” là yên.

Các loại thiền

Tọa thiền là phương pháp giúp an định thân tâm

Tọa thiền là phương pháp giúp an định thân tâm

Đối với một vị hành giả, thiền rất quan trọng bởi đó là phương pháp giúp người hành giả chứng đắc trí tuệ tối thượng và đạt được giải thoát. Có hai Pháp hành thiền căn bản trong Phật giáo đó là thiền chỉ (thiền định) và thiền quán (thiền tuệ).

Trong thiền chỉ, chữ “chỉ” là đình chỉ, tức là chúng ta dừng lại, định lại tâm. Đi sâu vào thiền chỉ, chúng ta có 3 cách chỉ.

- Thứ nhất, hệ duyên thủ cảnh chỉ, thủ cảnh là giữ lấy một cảnh nào đó để tâm đứng yên lại. Ví dụ chúng ta chú tâm vào đầu mũi hay một vật nào đó và định tâm không cho xao lãng. Tương tự như khi chúng ta cắm cọc ở trên dòng nước và bám chặt vào cái cọc ấy, giữ chặt không để cọc trôi theo dòng nước.

- Thứ hai, chế tâm chỉ, tức là khi tâm vừa ý khởi lên là chúng ta đè xuống ngay, giống như mạch nước vừa phun lên đã bị bịt lại.

- Thứ ba là thể chân chỉ, khi tâm khởi niệm chúng ta dùng trí tuệ để hiểu được đó là hư huyễn, là duyên hợp giả tạm, cho nên chúng ta không dính mắc thì tâm ngay khi đó sẽ dừng yên.

Chư Tăng chùa Ba Vàng thực hành thiền định để đoạn trừ phiền não

Chư Tăng chùa Ba Vàng thực hành thiền định để đoạn trừ phiền não

Thiền quán là nhìn sâu. Trong thiền quán vị hành giả sẽ thấy được tính duyên sinh, vô ngã, vô thường, khổ đau của tất cả các Pháp. Từ đó, lìa bỏ tham ái và chấp thủ để dứt được nhân sinh tử, đắc Niết Bàn.

Lợi ích của ngồi thiền

Tọa thiền (ngồi thiền) là một liều thuốc cực kỳ bổ dưỡng cho thân tâm của chúng ta. Bởi khi căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta chỉ cần tọa thiền 15 phút thì sẽ cảm thấy tâm an định, năng lực sẽ được cân bằng và hồi sinh.

Thiền định là “liều thuốc” rất bổ dưỡng cho thân tâm chúng ta

Thiền định là “liều thuốc” rất bổ dưỡng cho thân tâm chúng ta

Trong nhà thiền có câu “Tâm an định thì trí sáng tỏ”. Thiền giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định, bớt đau khổ, phiền não. Từ đó tập trung làm việc, hoạt động hiệu quả, giải quyết mọi thứ nhanh chóng và chuẩn xác, đạt được nhiều thành tựu.

Với học sinh, sinh viên, thiền giúp giải tỏa căng thẳng học hành, nâng cao trí tưởng tượng, sáng tạo và tiếp thu thông tin nhanh hơn.

Đặc biệt, thiền còn là một trong những công cụ rất tốt giúp chúng ta quản trị năng lượng dục. Nếu chúng ta không quản trị thì nó sẽ dẫn chúng ta làm các việc bậy bạ, nguy hiểm và khiến chúng ta bị tiêu hao năng lực, suy giảm trí tuệ rất nhiều. Nhưng nếu biết cách chuyển hóa thì năng lượng này sẽ giúp phát huy trí tuệ, phục vụ cuộc sống của chúng ta rất tốt.

Ngoài những lợi ích trên, ngồi thiền còn có tới 28 ân đức khác. Điều này đã được Đại đức Na-tiên nói đến trong bài 98, kinh Mi Tiên vấn đáp.

1. Bảo vệ, giữ gìn thân thể được mạnh khỏe

2. Tăng tuổi thọ

Ngồi thiền giúp cho các tế bào trong cơ thể được trẻ, đổi mới và sống lâu. Hiểu một cách đơn giản là nếu để tự nhiên, không bị ngoại cảnh tác động, đáng lẽ chúng ta sống được khoảng 60 tuổi thì nhờ tu tập thiền, chúng ta có thể sống đến 80, 90 tuổi. Đó là công năng kéo dài tuổi thọ của thiền.

3. Tăng sức mạnh

4. Đóng hẳn tội lỗi

Nhờ công năng của thiền mà tâm chúng ta không vọng động, từ đó có thể đóng được các cửa tội lỗi. Bởi theo góc nhìn của đạo Phật, chúng ta tạo các tội lỗi là do không làm chủ được tâm và bị tâm dẫn dắt. Như khi có người mắng mình, chửi mình, nếu biết thiền thì tâm chúng ta sẽ quay trở về an định và an nhiên vượt qua; ngược lại nếu không vượt qua được thì tâm chúng ta sân giận rồi đánh, giết người, tạo tội lỗi.

5. Không mất danh dự, danh vọng

Phước lạc của thiền là giữ gìn danh dự, danh vọng cho chúng ta vì chúng ta không phạm vào các tội lỗi cho nên danh dự, danh vọng được giữ gìn.

6. Đem lại danh dự, danh vọng

Nhờ thiền mà chúng ta trở nên chín chắn, sáng suốt; đem lại danh dự, mọi người yêu kính, tin quý mình. Những ai tâm hiếu động, lăng xăng người ấy thường khó làm việc lớn, tâm xao động nhiều quá, lao chao, vụt chạc là tâm không có thiền, tâm không an định nên không có thành tựu, người ấy không đạt được danh dự, không đạt được sự quý kính của mọi người.

7. Tiêu biến sự “không hoan hỷ” (buồn chán)

8. Phát sinh sự hoan hỷ

Sau một thời khóa ngồi thiền, tâm chúng ta được tĩnh lại, vui vẻ đối trước nghịch cảnh, tự nhiên mình tự tại, thanh thản hơn.

Thiền định giúp phát sinh tinh tấn

Thiền định giúp phát sinh tinh tấn

9. Dứt hẳn sự sợ hãi

Nếu biết thiền đầy đủ thì dứt trừ cho chúng ta sự sợ hãi. Theo lời Đức Phật dạy, sợ hãi chính là tâm dao động của chúng ta. Ví dụ buổi đêm chúng ta nhìn thấy cái bóng lờ mờ, thế là tâm hốt hoảng, bên trong tim đập thình thịch, đấy là sợ. Nếu tim không đập thình thịch thì tự nhiên mình không sợ. Chúng ta thấy, hốt hoảng bên trong tâm khiến cho tim mình đập thình thịch, hoảng hốt. Còn người mà điều phục được rồi thì tim bình ổn, không hoảng hốt thì không sợ hãi.

Thiền định - thuốc hay chữa trị tâm bệnh

10. Tăng lòng dũng cảm

11. Dứt trừ lười biếng

12. Phát sanh tinh tấn

13. Dứt trừ tham luyến

14. Dứt trừ sân hận

15. Dứt trừ si mê

16. Dứt trừ ngã chấp

17. Dứt trừ suy nghĩ

18. Giúp tâm được nhứt hành (định)

19. Làm cho tâm ưa thích ở nơi thanh vắng

20. Làm cho phát sanh sự tươi vui

21. Phát sanh phỉ lạc

22. Tăng thêm sự tôn kính

23. Phát sinh lợi lộc (lợi lộc phát sanh quả)

24. Làm cho vừa lòng

25. Giữ gìn đức nhẫn nhục

26. Dứt hẳn lậu hoặc hữu vi

27. Không tạo nhân tái sanh trong tam giới

28. Được kết quả của Sa-môn

Mục tiêu tối hậu của người xuất gia là vào được dòng Thánh, chứng được Thánh quả. Và để được kết quả đó thì người xuất gia tu hành phải tu tập thiền định.

Lợi ích của Thiền định

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm