Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

5 giải pháp phát triển truyền thông Phật giáo

Những năm gần đây xảy ra nhiều vụ việc gây nên khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo, đã bị một bộ phận xấu lạm dụng khai thác tin tức thiếu chân thật làm tổn hại uy tín và niềm tin của người đối với đạo Phật. Trong thời đại phát triển, Ban TTTT T.Ư GHPGVN đã vạch ra phương hướng phát triển, nội quy v.v…

Thông tin truyền thông Phật giáo có những điểm nổi bật hiện nay làm rõ các vấn đề tín ngưỡng trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho những người đang trăn trở với đức tin, với duyên Phật có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về tôn giáo. Truyền thông đã phát huy được ý thức, đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết. Bên cạnh đó góp phần không nhỏ trong việc cổ xúy, định hướng cho việc xây dựng nếp sống truyền thống đạo đức dân tộc.

Sự kết hợp của hai ngành, truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp, hiện nay đã được số hóa là nhân tố tiềm năng, sử dụng thành thạo công nghệ internet. Điều đó chính là một cơ hội tốt nếu người con Phật thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp lợi sinh thì mang đến sự tích cực về cái thiện, tinh thần Từ bi - Trí tuệ.

Thấy được hiệu quả hữu ích, lợi lạc nhất cho quần chúng nhân dân, T.Ư Giáo hội đã đưa ra chương trình phương hướng hoạt động phật sự tại điểm 8 “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp…”.
 
1. Mục tiêu

Thực hiện phương hướng hoạt động phật sự của Đại hội VIII NK (2017-2022) thông qua điểm 8 trong Nghị quyết. Đẩy lùi những thông tin mang tính chất bôi nhọ tăng đoàn đạo Phật làm mất uy tín của Phật giáo. Đẩy mạnh phát triển hoằng pháp, từ thiện xã hội, giáo dục và các ngành thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua kênh truyền thông.

2. Thực trạng truyền thông Phật giáo

Thế giới ảo của truyền thông đã đi vào cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng toàn diện đến nhân loại. Mạng xã hội đã chính thức thành quyền lực số 5, Phật giáo không thể đứng ngoài. 

Với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội, nên người con Phật còn chậm trễ thờ ơ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để làm công tác truyền thông Phật giáo như một cách nỗ lực và tích cực hơn thì xem như đã bỏ ngỏ cơ hội, nhường thị phần cho kẻ xấu thuận lợi vô tư khai thác tuyên truyền, xuyên tạc, làm tổn hại uy tín đạo Phật và gây bất an trong xã hội.

Phật giáo với chiều dài lịch sử có trên 2000 năm đồng hành cùng dân tộc với tinh thần “Hộ quốc an dân”, hiện có trên 18.000 cơ sở thờ tự, trên 50.000 tu sĩ. Khoảng 80% dân số có niềm tin và thiện cảm với đạo Phật, có nhiều người đang sử dụng internet. Khá đông tu sĩ có khả năng thuyết giảng và truyền bá chánh pháp bằng biện pháp tự nguyện phục vụ cho công tác truyền thông Phật giáo trên lĩnh vực hoằng pháp, từ thiện, giáo dục…trên các mạng xã hội và cộng đồng.

Thông tin truyền thông Phật giáo Việt Nam còn non trẻ (2012) với số lượng tăng ni, phật tử đã tham gia vào ngành còn quá ít, thiết bị kỹ thuật truyền thông chưa có sự đầu tư và đồng bộ thống nhất, chưa thu hút được nguồn kinh phí từ các tín đồ phật tử quan tâm hỗ trợ cúng dường để đảm bảo đủ trang thiết bị hoạt động.

Truyền thông Phật giáo còn non trẻ, nhân sự, thiết bị, kiến thức truyền thông còn hạn chế đối với tăng ni, phật tử trong việc phục vụ cho Giáo hội. Trong thời gian qua, một bộ phận kẻ xấu đã tận dụng khai thác triệt để ở lĩnh vực mạng xã hội với hình thức cá nhân của tăng ni làm mất uy tín nhà Phật, từ đó thành phần xấu cố ý bôi nhọ, xuyên tạc chuyện không thành có, chuyện nhỏ xé ra to tạo ra nhiều vụ việc đáng tiếc tạo ra những khủng hoảng truyền thông có liên quan đến Phật giáo. 

3. Giải pháp chiến lược phát triển Truyền thông

Để thực hiện tốt chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo, chúng ta người tham gia truyền thông cho giáo hội phải cùng nhau thực hiện đúng Phương hướng hoạt động phật sự Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) tại điểm 8 “Đẩy mạnh truyền thông như một kênh hoằng pháp...”, gồm các giải pháp:

Thứ nhất: Cần có sự quan tâm đến sự đồng thuận của Chư tôn đức Giáo phẩm niên cao lạp trưởng, đảm bảo tất cả được quán triệt về tư tưởng, quan điểm phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp của Giáo hội, để khái niệm “Thông tin truyền thông Phật giáo” nhanh chóng trở nên gần gũi đối với chư vị tăng, ni cao niên.

Tổ chức học tập, tập huấn, tọa đàm và hội thảo; phải có lớp đào tạo dài hạn thực hiện đúng nghị quyết và triển khai phương hướng hoạt động phật sự Nhiệm kỳ VIII của T.Ư Giáo hội, khai giảng khóa học của tập thể nhân sự Ban TTTT của các tỉnh, thành phố quán triệt các thông tin liên quan đến truyền thông.

Thứ ba: Nâng cao kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân sự chuyên ngành của Ban TTTT của giáo hội các cấp, nhằm đạt hiệu quả tác nghiệp nhanh, chính xác đúng sự thật của các vụ việc và có năng lực sử dụng các ứng dụng liên quan đến mạng xã hội. Phối hợp liên kết về công tác truyền thông Phật giáo bằng kỹ năng viết báo, kênh truyền hình kỹ thuật số trên fanpage, facebook, youtube, đăng tải các hoạt động phật sự của ngành hoằng pháp, từ thiện xã hội, giáo dục,.v.v…đạt hiệu quả cao góp phần phụng đạo yêu nước.

Thứ tư: Đẩy lùi các thông tin mang tính xuyên tạc với ý đồ làm tổn hại uy tín của Phật giáo và Giáo hội. Thường xuyên tuyên truyền đến tăng, ni, phật tử nên giữ gìn oai nghi người con Phật khi sử dụng mạng xã hội.

Thứ năm: Xây dựng đào tạo mỗi tăng, ni, phật tử trở thành một "hoằng pháp viên" sử dụng điện thoại thông minh phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp.

4. Kết Luận

Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội ngày hôm nay. Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. 

Có nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau, phổ biến nhất là phát thanh, truyền hình, báo chí và internet, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội.

Đây là cơ hội phát triển và thực hiện tốt điểm 8 trong phương hướng hoạt động phật sự của Đại hội kỳ VIII với nội dung: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của tăng, ni, phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam”.

Thích Huệ Nghiêm

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Khẩn trương cho công tác kỷ niệm 20 năm thành lập GHPGVN tỉnh Quảng Ninh

Tin tức 16:04 26/04/2024

Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh chủ trì phiên họp toàn ban, hôm 25/4.

Đang diễn ra Đại giới đàn Đạt Thanh tại Đồng Nai

Tin tức 09:59 26/04/2024

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại giới đàn Đạt Thanh, diễn ra từ ngày 25 đến 29/4 (17 đến 21/3/Giáp Thìn), với hơn 2.000 giới tử đăng ký thọ giới.

Đà Nẵng: Tuyên truyền về chủ trương công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Tin tức 16:15 25/04/2024

Ngày 25 tháng 4 năm 2024 ,Hội nghị tuyên truyền chủ trương, chính sách và thành quả công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Khách sạn Công đoàn Thanh Bình, số 2 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công an TP.Đà Nẵng bắt kẻ mạo danh tu sĩ Phật giáo lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện hàng tỷ đồng

Tin tức 08:16 25/04/2024

Công an Đà Nẵng vừa bắt nghi phạm thường xuyên kêu gọi quyên góp từ thiện qua việc đăng tải các hình ảnh thương tâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng ngàn người.

Xem thêm