Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/10/2022, 09:30 AM

8 quả báo của phước thiện bố thí vải

Ngài Đại Trưởng Lão dạy rằng: Tôi đã cung kính cúng dường những tấm vải, đến Đức Phật cùng chư Đại đức Tăng cao thượng. Tôi hưởng được tám quả báu của phước thiện ấy, tùy theo thiện nghiệp của tôi đã tạo như sau...

Trong bộ Apādāna, sự tích Ngài Đại Trưởng Lão Pilindavaccha(1) là bậc Thánh A-ra-hán có tứ tuệ phân tích, tám pháp giải thoát (vimokkha), lục thông.

Ngài là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotama, có đức hạnh đặc biệt xuất sắc làm hài lòng hoan hỷ nhiều chư thiên hơn các bậc Thánh Thanh Văn khác.

Ngài nhớ lại những tiền kiếp của mình đã từng làm phước thiện bố thí những thứ nào và quả báu của thứ ấy ra sao. (Bộ Apādāna, sự tích Pilindavacchatherāpādāna.)

Ngài Đại Trưởng Lão dạy rằng:

Tôi đã cung kính cúng dường những tấm vải, đến Đức Phật cùng chư Đại đức Tăng cao thượng.

Tôi hưởng được tám quả báu của phước thiện ấy, tùy theo thiện nghiệp của tôi đã tạo như:

- Tôi là người có màu da óng ánh như vàng,

- Bụi bặm dơ dáy không thể bám vào thân,

- Có hào quang sáng ngời lan tỏa xung quanh,

- Có ánh sáng đặc biệt hơn các chư thiên khác.

- Thân hình của tôi rất xinh đẹp, mềm mại.

Kiếp tử sinh luân hồi của tôi:

- Có một trăm ngàn tấm vải màu trắng,

-Có một trăm ngàn tấm vải màu vàng,

- Có một trăm ngàn tấm vải màu đỏ.

Như vải lụa, vải gấm, vải bông, vải len,

Mà tôi có được trong khắp mọi nơi.

Đó là quả báu của phước thiện bố thí vải, Mà tôi đã làm trong kiếp quá khứ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngài Đại Trưởng Lão Pilindavaccha thuật lại thiện nghiệp bố thí vải và 8 quả báu của nghiệp ấy.

Trong buổi lễ dâng y có dâng thêm cái bát (dùng cho vị sa di, tỳ khưu đi khất thực).

Nếu người thí chủ làm phước thiện dâng cái bát thì có quả báu như thế nào?

Ngài Đại Trưởng Lão Pilindavaccha dạy rằng:

Tôi đã cung kính cúng dường bát, đến Đức Phật cùng chư Đại đức Tăng cao thượng,

Tôi hưởng được mười quả báu của phước thiện ấy, Tùy theo thiện nghiệp của tôi đã tạo như:

- Tôi thường dùng vật thực trong chén đĩa, Bằng vàng, bằng ngọc mani, bằng bạc,...

- Tôi là người không gặp điều nguy hiểm,

- Không có điều rủi ro tai hại.

- Được nhiều người cung kính.

- Tôi là người có đầy đủ cơm, nước, y phục, và mọi thứ đồ dùng.

- Tài sản của tôi không gặp tai họa nào làm hư mất.

- Tôi là người có tâm định vững chắc.

- Tôi luôn luôn thích trong chánh pháp.

- Tôi là người ít phiền não.

- Nay tôi không còn phiền não trầm luân (Ngài là bậc Thánh A-ra-hán).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những quả báu, ân đức ấy theo tôi trong các cõi trời, cõi người không bao giờ tách rời, như bóng không bao giờ tách rời khỏi cây.

Trong thời kỳ Đức Phật đang còn trên thế gian, một số người nam xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ khưu, Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ khưu bằng cách truyền dạy rằng:

“Con hãy đến với Như Lai, con trở thành tỳ khưu theo ý nguyện!

Chánh pháp mà Như Lai đã thuyết hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối; con hãy nên cố gắng tinh tấn thực hành phạm hạnh cao thượng để chứng đắc A-ra-hán Thánh Đạo, A- ra-hán Thánh Quả và Niết Bàn, để chấm dứt sự khổ tử sinh luân hồi”.

Sau khi Đức Phật truyền dạy vừa dứt lời, ngay tức thì người nam ấy (hoặc đạo sĩ, tu sĩ ngoại đạo...) trở thành vị tỳ khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng cần thiết của tỳ khưu (3 y + 1 bát + 1 dây thắt lưng + 1 dao cạo + 1 ống kim chỉ + 1 đồ lọc nước) được thành tựu do quả của phước thiện bố thí của người ấy (iddhimayapattacīvara).

Vị tỳ khưu ấy có tăng tướng trang nghiêm, ngũ căn thanh tịnh như một vị tỳ khưu có 60 hạ.

Nhưng cũng có trường hợp, người nam sau khi lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, ngay tại nơi ấy, chứng đắc thành bậc Thánh nhân, người nam ấy xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ khưu, thì Đức Phật truyền hỏi người nam ấy có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ khưu hay không.

Nếu người nam ấy chưa đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ khưu, thì cần phải đi tìm cho đầy đủ mới được phép xuất gia trở thành tỳ khưu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đọc tụng Kinh tốt nhất là đọc ra tiếng

Kiến thức 16:54 21/09/2024

Đọc tụng Kinh tốt nhất là ra tiếng, công đức đọc ra tiếng lớn hơn nhiều so với đọc không ra tiếng. Công đức đọc ra tiếng ở đâu vậy?

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Kiến thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Nơi nào cõi Tịnh?

Kiến thức 14:53 20/09/2024

Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật.

Xem thêm