Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ái ngữ - ác ngữ

Thầy Thích Nhất Hạnh đang dưỡng bệnh, thông tin đăng trên mạng, tôi biết vậy nên càng nhớ nhiều đến đề tài mà Thầy viết thấm thía duyên may mình được đọc: Ái ngữ.

Trong một nhân duyên, viếng ngôi chùa tọa lạc vùng ngoại ô thành phố nhỏ ở cực Nam, tôi đã ngồi đọc rất nhanh tập sách mỏng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tác phẩm mà lâu quá, đến cái tựa cũng...quên, song nội dung cốt lõi thì nhớ. Thầy bàn đến hai vấn đề chính trong sách ấy: trách vụ người trụ trì và Ái ngữ.

Trong thân – khẩu – ý, Thầy bàn sâu về khẩu, khai thác khía cạnh hữu ích vô cùng của sự ăn nói thân ái, nhẹ nhàng. Người ta có thể giúp tiền bạc thuốc thang cho người đói người bệnh, song sự “trợ giúp” đặc biệt bằng lời nói xuất phát từ tấm lòng chân thành thậm chí còn có ý nghĩa tiền gạo. Tăng, ni thân ái nhã nhặn với nhau, huynh đệ nhẹ nhàng với nhau, đồng sự nương lời với nhau.. thành ra chùa chiền, gia đình, xã hội thân ái, hạnh phúc.

Ái ngữ cũng không dễ dàng gì, phải tu, tâm thanh sạch hiền hòa mới có lời chân thành cho nhau, thấm vào tim óc chứ không phải xảo ngữ, giả dối đầu môi chót lưỡi. Nhẫn nhịn, kiềm chế, kiểm soát bản thân.. mới có ái ngữ ngay cả trong những cảnh huống bị khiêu khích, xúc phạm, mà chuyện này thật nan giải.
Bức họa thiền sư Thích Nhất Hạnh
Như thế đấy, tôi nhớ rõ và suy nghĩ nhiều, thấy sự chân xác của lời dạy. Đúng rồi, cuộc sống hàng ngày trong gia đình, cơ quan, trường học, chợ búa và nói chung ở bất cứ chỗ nào có từ hai người trở lên đều tồn tại ngôn ngữ sự xúc chạm ngôn ngữ. Người ta đa phần dễ nổi sân, ăn to nới lớn không chịu nhịn nhường thua sút một dấu chấm dấu phẩy. Trong đời, đọc báo hay thực tế chứng kiến, ngay bản thân, có bao nhiêu lần người với người sống chết với nhau vì lời nói? Nhiều lắm. Sự thương tổn do lời nói xúc phạm khinh miệt thậm chí còn ghê gớm hơn roi vọt, sự hành hạ thể xác. Luật có hẳn khái niệm bạo hành tinh thần, y học nghiên cứu rõ thương tổn tâm lý do bạo hành tinh thần và có phương pháp điều trị, đấy, nào có giản đơn một lời nói, một tiếng chửi thề.

Lắng nghe, an ủi, vỗ về bằng những lời cảm thông - đấy là ái ngữ. Động viên, khích lệ, ngợi khen (chính xác), đấy là ái ngữ. Chỉ bảo tận tâm, tháo gỡ vướng mắc..cũng là ái ngữ. Ngôn ngữ sao cho hướng đến chân - thiện - mỹ mà không chỉ trích, châm chọc, gây tổn thương đối phương, đều là ái ngữ. Ái - yêu thương, ngữ - lời nói, tôi hiểu theo cách của mình nôm na vậy.

Mà con người dù sang hèn cao thấp khác nhau, song hầu như ai cũng có lời nói. Không thể cho nhau vật chất, vẫn có thể dành cho nhau lời nói chân thành, đôi khi ái ngữ còn cần hơn vật chất kim tiền.

Trải nghiệm cuộc sống cá nhân cho tôi thấy sự nhiệm mầu của ái ngữ: những lần gục ngã cứ tưởng không gượng nổi, vậy mà chỉ một lời cất lên từ con tim đã khiến tôi tìm lại sức mạnh, đứng lên. Vâng, từ con tim, nếu là xảo ngữ thì chắc chắn không có hiệu quả kỳ diệu đó. 

Nếu “ác ngữ” đáng sợ bao nhiêu thì ái ngữ hữu ích và tốt đẹp bấy nhiêu. Có được ái ngữ là đã đạt được 1/3 của sự tu (thân – khẩu – ý), tôi hiểu như thế.

Trước tác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mênh mông, duyên may tôi được chạm chút vào kho tri thức ấy, và nay khi Thầy thân thể không an, nhớ nhiều về những dòng chữ được đọc và viết, như lời tri ân gửi về phương trời xa.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Thiên Ân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Phật giáo thường thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Phật giáo thường thức 15:24 16/04/2024

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Phật giáo thường thức 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

“Mặc tẫn” là gì?

Phật giáo thường thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Xem thêm