Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/11/2020, 09:06 AM

Ăn chay nhưng kinh doanh hải sản, đồ mặn có được không?

Nhiệm vụ cư sĩ Phật tử là giữ giới, ăn chay trường, giữ gìn đạo hạnh tác phong thanh bạch, đồng thời cũng khuyên mọi người làm giống như mình.

Là cư sĩ phải giữ năm giới cấm, nếu giết thú hoặc giết những chúng sinh yếu hèn thì đã phải phạm giới sát. Giới cố ý sát, giới xúi giục người làm ác như mình, vì nhờ người khác làm cá, làm khô, làm mắm, thấy người khác thực hiện việc ác mà vui theo...tất cả đều là phạm tội, phạm giới (kinh Hồng Danh bửu sám - kinh Tam Bảo do cụ Đoàn Trung Còn dịch) phạm giới gọi là ác, làm ác, cướp mạng sống chúng sinh để nuôi thân. Theo giáo lý nhà Phật thì sự oán thù của kẻ yếu hèn như bò heo, gà vịt, những chúng sinh bị ta giết rất căm thù nhưng không thế nào chống lại với bàn tay của kẻ mạnh hiếp yếu. Sự căm thù lúc nào cũng chồng chất không bao giờ nguôi. Thịt bò và sự căm thù đã ở trong thân của người ăn thịt, loài bò đã trở thành “tinh”, thành “người” tức là làm tinh hoa nuôi lớn con người. Bò và sự căm thù sẽ luân hồi trong vạn nẻo, trong các ngành nghề trong thế gian, chờ khi nào đủ yếu tố thành việc thì trả thù.

Đó là sự trả thù vô bờ bến, có khi vì sân si giết một người, giết cả gia đình, giết nhiều người, ôm bom liều chết giết hằng mấy chục người, xả súng bắn hàng loạt chết cả trăm người, đem bom dội các dân tộc khác chết hàng ngàn người. Sự oán thù đó không bao giờ tiêu tan, kéo dài bởi những sự chém giết lẫn nhau thật khủng khiếp, chỉ vì giết thú ăn để nuôi thân.

Là cư sĩ phải giữ năm giới cấm, nếu giết thú hoặc giết những chúng sinh yếu hèn thì đã phải phạm giới sát. Ảnh minh họa.

Là cư sĩ phải giữ năm giới cấm, nếu giết thú hoặc giết những chúng sinh yếu hèn thì đã phải phạm giới sát. Ảnh minh họa.

Ăn chay được ăn những gì theo quan điểm của Phật giáo?

Nhân quả tức là gieo nhân hái quả, gieo nhân nào thì hái lấy quả ấy. Đó cũng là sự trả vay, vay trả luân hồi liên tục không ngừng nghỉ. Con người ăn thịt chúng sinh tức là ăn sự căm thù và chính đây sẽ là công cuộc vay đổi mạng sống . Theo nhà Phật, theo các nhà đạo lý, đàm luận lý nhân quả thì cũng chính là nguyên nhân của chiến tranh, con người (trong đó có thịt thú và sự căm thù) các nước lớn đem lòng tham lam, tham sống sợ chết, nuôi lớn căm thù, có điều kiện đem bom đạn bắn phá các nước nhỏ, nhược tiểu. Nơi có những nhóm người chuyên ôm bom liều chết, một mình họ chết nhưng cả trăm người chết theo (quả), cũng như trong lò sát sinh, chỉ một người đồ tể mỗi ngày giết sát bò, heo, gà vịt vô số kể (nhân)... Đó là hệ quả của sự giết sát tập thể của con người với loài thú, thú tái sinh giết lại con người, cứ như thế hằng ngày diễn ra trên hành tinh địa cầu.

Sư đọc sách Phu Thê Ngôn Luận vào năm 1962, trong sách có câu: “Nhứt thiết chúng sinh vô sát nghiệp - Hà sầu thế giới động đao binh”. Nghĩa là nếu tất cả chúng sinh không gây nghiệp sát, thì thế giới nầy đều không có chiến tranh, nạn đao binh khói lửa.

Vào thời kỳ đầu thuyết giáo Đức Phật, ngài ít khuyên các đệ tử trì trai, nhưng có khuyên các nhà Vua, khuyên chúng ta không nên sát sinh, cướp mạng sống của kẻ yếu hèn để phục vụ cho bản thân. Vì rằng mọi chúng sinh hữu tình đều sợ chết tham sống và xem sự sống là điều quý báu nhất trên đời. Ngài tuyên thuyết giới thứ nhất như sau: “Người Phật tử không được hoặc tự mình giết, hoặc bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết... phàm tất cả các loài hữu tình có mạng sống, đều không được cố ý giết chúng.”

Ăn chay là ban trải lòng từ bi đến muôn loài chúng sinh.

Ăn chay là ban trải lòng từ bi đến muôn loài chúng sinh.

Báo ứng hiện đời: Ăn chay trì giới mới được lợi ích

Trong đời sống Tăng đoàn, đặc biệt Đức Phật Thích Ca không chỉ giới hạn vào việc tôn trọng và bảo vệ sự sống của con người, mà còn là tôn trọng và bảo vệ sự sống của tất cả mọi sinh vật. Ngay cả đến cỏ cây hoa lá, dù không phải là hữu tình chúng sinh, không có tình cảm khổ vui, Ngài cũng dạy rằng nên tôn trọng, không tàn phá bừa bãi. Đó là thói quen tốt của người Phật tử, không sử dụng bạo lực. Điều này cho thấy rằng việc giết sát đều được Đức Phật sinh tiền, ngài đều khuyến giáo hằng ngày nhằm để làm tăng trưởng lòng từ bi của người đệ tử Phật, cũng chính là cốt lõi của tinh thần giáo lý Phật trong suốt 49 năm thuyết giáo

Trong kinh Phạm Võng Bồ Tát giới, Đức Phật dạy: tại giới thứ 32 (trang 41, 42) là giới không làm tổn hại chúng sinh, như sau: “Nếu là Phật tử thì không được mua bán dao, gậy, cung tên hung khí giới sát sinh...” Điều này Cho thầy rằng không phải chỉ có giới Thanh Văn mới không cho đệ tử Phật sát sinh, mà kể cả giới Bồ Tát là tụ giới rộng rãi, phổ cập trong mười phương từ chư Thiên không hình, đến loài người “đạo tục dung thông” mà vẫn không cho sát sinh, sắm khí cụ để làm việc sát sinh. Như vậy không sát sinh là tiêu chí của người con Phật, đối lập với ngoại đạo.

Theo luật nhân quả của nhà Phật thì sở dĩ con người ngày nay, có người tật nguyền, khum vẹo, lùn xấu, thiếu tay thiếu chân, hay mạng yểu vong là do đời trước làm việc phạm giới sát hoặc sát sinh quá nhiều, sinh ra trong gia đình sống chung trong một gia đình. Các thành viên thường làm khổ cho nhau, cha giết con, vợ giết chồng, con giết cha mẹ... Làm Phật tử chúng ta phải biết tỉnh thức trong quá trình phát tâm đến đàn giới xin Bổn sư truyền cho pháp tam quy ngũ giới và khởi tâm tu hành phải giữ giới cho tinh nghiêm.

Giới sát là giới đầu tiên

Sao cho giữ vẹn một miền yêu thương

Tu như nối chí tông đường

Phát huy Ánh Đạo tuyên dương đời đời.

Làm Phật tử làm kinh tế không nên mở công ty làm việc sát sinh hại vật.

Làm Phật tử làm kinh tế không nên mở công ty làm việc sát sinh hại vật.

Người ăn chay có được ăn trứng gà công nghiệp không?

Hiện nay cư sĩ làm việc sát sinh cá, mướn người làm công làm việc sát sinh bằng thủ công nghiệp hay máy móc, tạo cho mình có hàng hóa để bán buôn,. Mặc dù cư sĩ không làm việc trực tiếp, nhưng mướn người làm thì tội trạng, nghiệp báo cũng như nhau. Lẽ ra thì cư sĩ Phật tử nên chuyển nghề tránh việc giết sát, việc giết sát để cho người khác không phải là cư sĩ Phật tử làm thì tốt biết mấy. Nay cần phải làm cho rốt ráo mở trường dạy nghề, trường dạy sinh ngữ để giúp cho giới thanh niên nam nữ nghèo, thất học, hoặc không có công ăn việc làm học nghề, học sinh ngữ để có phương tiện làm ăn giao tiếp với thế giới bên ngoài. Đồng thời người Phật tử có thể lập hội, xin phép mở trường dạy nghề, đưa học viên đi tu nghiệp nước ngoài, đi du học ở trình độ cấp cao, trở thành những kỷ sư, bác sĩ, thầy giáo cống hiến cho xã hội ngày càng phát triển.

Làm Phật tử làm kinh tế không nên mở công ty làm việc sát sinh hại vật, mà còn rất nhiều, những mặt hàng quy mô khác, có thể giúp cho chúng ta mạnh, góp phần nâng cao kinh tế nước nhà .

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm