Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/07/2021, 10:31 AM

An cư giữa mùa dịch

Toàn thế giới và Việt Nam đang gồng mình chống dịch. Trước sự khó khăn về mọi mặt của toàn dân cũng như tín đồ Phật giáo, chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội đã có công văn chỉ đạo “An cư kiết hạ” phù hợp với việc vừa phòng chống dịch, vừa trau dồi giới đức cho Tăng Ni.

Thiết nghĩ, đây là việc làm rất cần thiết cho hoàn cảnh hiện nay mà Đức Phật đã chế định từ khi thành lập Tăng đoàn Phật giáo. Tuy nhiên, Nhà nước và Giáo hội cũng đồng thời kêu gọi tài chính hỗ trợ tiêm phòng vắc xin COVID-19 và các điểm cách ly… cộng với việc nhiều nơi trong nước bị phong toả, dịch bệnh càng ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống toàn dân và chính những tín đồ Phật tử.

Truyền thống an cư cần giữ dù trong hoàn cảnh khó khăn

“An cư”[1] trong Phật giáo nói đủ là “An cư kiết hạ” tiếng Pāli: Vassa, Phạn: varsā, dịch sang tiếng Anh là: ‘Retreat season’ nghĩa là mùa mưa. Người Trung Hoa dịch ý là vũ kỳ (thời kỳ mưa). Truyền thống này theo kinh điển ghi lại đã có từ thời Đức Phật tại thế, những ngày bình thường không phải trong mùa “An cư” thì chư Tăng Ni đi khắp nơi để giáo hóa chúng sanh, khất thực duy trì căn mạng. Đó là những ngày trong mùa thời tiết khô ráo, nhưng đến mùa mưa, các loài côn trùng xuất hiện khắp nơi, người đi thường dẫm phải chúng. Phật giáo Bắc tông thường chọn từ tháng 4 đến tháng 7 ÂL làm mùa an cư, còn Phật giáo Nam tông thường chọn 16/6 đến 15/9 ÂL, các nơi khác nhau tùy thuộc vào mùa mưa để tổ chức “An cư kiết hạ” cho phù hợp.

Việc chọn ngày an cư đều xuất phát từ hai lý do mà Phật đã từng dạy. Thứ nhất, vì lòng từ bi của người xuất gia không những thương người mà còn thương đến những loài côn trùng nhỏ bé, không nên vì sự di chuyển mà tổn hại chúng. Thứ hai, sự hội tụ này chính là cơ hội tốt nhất để Tăng Ni phụng thỉnh các bậc trưởng bối, Tôn túc giới hạnh cao thâm chỉ dạy, nhắc nhở, hướng dẫn tu hành, để thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới – Định – Tuệ.

An Cư Kiết Hạ – Nỗ lực tinh tấn tu hành

Phật giáo thể hiện sự tri ân và báo ân một cách rất trân trọng, sự giáo dục căn bản này từ Đức Phật truyền dạy, không phải chỉ chắp tay cúi đầu mà chiều sâu trong tâm niệm của người đệ tử Phật là một lòng thành kính đền ơn bằng cả cuộc đời tu hành, phụng đạo, ích đời của họ.

Phật giáo thể hiện sự tri ân và báo ân một cách rất trân trọng, sự giáo dục căn bản này từ Đức Phật truyền dạy, không phải chỉ chắp tay cúi đầu mà chiều sâu trong tâm niệm của người đệ tử Phật là một lòng thành kính đền ơn bằng cả cuộc đời tu hành, phụng đạo, ích đời của họ.

Từ những lý do đó, người xuất gia cần giữ truyền thống tốt đẹp này. Đây chính là văn hoá phi vật thể của Phật giáo truyền suốt mấy ngàn đời nay. Theo Bách Trượng Thanh Quy “[1150a14] Thứ tự của chúng Tăng không sắp xếp theo tuổi tác mà sắp xếp theo hạ lạp…tại Tây Vực mỗi năm có ba mùa (quý) dùng một mùa để an cư, cấm chỉ đi lại. Các việc tụng Kinh, ngồi thiền, đi đứng đều căn cứ theo sự thọ giới trước sau mà sắp xếp trước sau. Lại quy định 9 tuần (90 ngày) chuyên tâm huân tu đạo nghiệp…giới hạn thời gian như thế để tiến tu, không bỏ phí thì giờ, hộ trì quý tiếc sinh mạng, tu tập từ bi nhẫn nhục, đó quả là giáo chỉ chí lý của Đức Phật khiến muôn đời đều tuân hành”[2].

Tuy chúng ta sinh thời cách Phật quá xa, nhưng hình bóng Tăng già với màu huỳnh y giải thoát, mỗi bước đi của người xuất gia trong đời sống mẫu mực, nhất là trong mùa “An cư” với y bát chỉnh tề, trang nghiêm từ oai nghi tế hạnh, chừng đó cũng đủ gây sự phát tâm nhập đạo của bao nhiêu chúng tại gia. Cũng đồng thời cho thấy con đường dẫn đến sự thanh tịnh được đặt cụ thể trên nền tảng của Giới-  Định – Tuệ chính là nội dung tu học và hành trì của người xuất gia. Có thể nói, “An cư” chính là cơ hội quan trọng cho người xuất gia tự soi lại mình, tự rèn luyện “khuôn vàng thước ngọc” không thể thiếu của người muốn tầm cầu giải thoát: “Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Giới,…Thánh Định,… Thánh Tuệ,… không chứng đạt Thánh giải thoát mà Ta và các ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sinh tử” [3].

Dẫu biết, có những thời thế, hoàn cảnh khó khăn, đôi khi thực hiện “An cư” quả không phải dễ, cụ thể như hiện nay dịch bệnh đang hoành hành. Tuy nhiên, “Pháp An cư” cũng có những phương tiện mở hay gọi là tuỳ duyên chế định. “Không được tất cả thời du hành trong nhân gian, ba tháng mùa hạ phải an cư, bạch với người mình nương xin an cư kiết hạ,…nếu không có người để nương ở cho tâm niệm an cư hoặc vì muốn an cư mà chưa kịp đến cũng thành an cư…” [4]. Như vậy, năm nay một số nơi đã và đang sử dụng phương tiện an cư sau khi tác pháp an cư, chư vị Tôn túc, các vị chức sự trong hạ trường kiết giới và nêu phương tiện cho một số hành giả về tùng hạ, tuy không tập trung đông người vì dịch bệnh nhưng nơi trú xứ các hành giả vẫn thực hiện tâm niệm an cư và tự chuyên tâm tu tập. Cho thấy thông lệ “An cư kiết hạ” vẫn rất quan trọng, rất cần duy trì dù hoàn cảnh khó khăn. Đây được xem như nét văn hoá đặc sắc của Phật giáo và là nền tảng căn bản cho mọi lĩnh vực tu hành để thăng tiến về tâm linh, cũng như hoàn thiện về mặt lãnh đạo Giáo hội trường tồn và phát triển.

Ý nghĩa ba tháng an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo

Việc thành lập các trường hạ lớn nhỏ khác nhau, “tiền An cư” hay “hậu An cư” bất cứ ở miền nào, tông phái nào, hoàn cảnh nào, hình thức nào thì đó cũng cho thấy Phật giáo vẫn duy trì nét đẹp truyền thống từ Đức giáo chủ Phật giáo mà ngàn đời lưu dấu.

Việc thành lập các trường hạ lớn nhỏ khác nhau, “tiền An cư” hay “hậu An cư” bất cứ ở miền nào, tông phái nào, hoàn cảnh nào, hình thức nào thì đó cũng cho thấy Phật giáo vẫn duy trì nét đẹp truyền thống từ Đức giáo chủ Phật giáo mà ngàn đời lưu dấu.

Tầm quan trọng của thí chủ

Người xuất gia theo luật Phật chế thì không tham gia sản xuất kinh doanh, sống bằng thực phẩm do đàn việt cúng dường, bình thường Đức Phật đã dạy đệ tử phải biết “tứ trọng ân” [5] trong đó có ân thí chủ. Tuy nhiên, người xuất gia “trẻ” đôi khi sống trong thời đại vật chất quá đầy đủ, khiến việc nhớ ân này dễ bị sao nhãng. Phật dạy: “Mùa mưa đến, chư Tăng Ni đều y theo lời Phật thực hành an cư. Đạo tràng an cư tu học thanh tịnh tất yếu nhờ ơn ngoại hộ của các thí chủ, đồng thời thí chủ cũng nương tựa chư Tăng Ni để tu học và thành tựu phước báo hộ trì. Hành giả an cư ngoài việc tinh chuyên trau dồi giới định tuệ còn quán niệm bốn ơn. Trong đó, luôn nhớ nghĩ công ơn thí chủ và thể hiện bằng cách rải từ tâm đến Đàn-việt để người thí và người nhận thí đều thanh tịnh, đều được công đức” [6].

Mùa “An cư” năm nay, rất ít hay thậm chí không có thí chủ đến trường hạ cúng dường, buộc lòng chư vị có trách nhiệm trong các Ban Trị sự, hay các vị ban chức sự phải ra tâm thư kêu gọi tạo mọi điều kiện cho các hành giả an cư yên tâm tu học. Vậy nên, hành giả “An cư” cũng cần phải biết thật sâu sắc khi toàn dân đang thật sự khó khăn vì dịch. Mỗi ngày thọ dụng thực phẩm cúng dường, hãy nhiếp tâm tưởng niệm đến người cúng, đến chúng sanh mà hồi hướng cho Đàn-việt an lành, sớm giác ngộ giải thoát.

Theo lời Phật dạy, hành giả an cư thương kính và trân trọng Đàn-việt vì nhờ ơn ngoại hộ mà mình có đầy đủ bốn vật dụng (y phục, thức ăn uống, giường chõng, ngọa cụ, thuốc thang) để yên tâm tu học và nhất là “thành tựu giới, văn, tam muội, trí tuệ”. Cho nên Đức Phật dạy: “Hãy cung kính Đàn-việt thí chủ như con hiếu thuận cha mẹ,… Này các Tỳ-kheo, Đàn-việt có nhiều lợi ích, đối với Tam bảo không có chướng ngại, hay bố thí các Thầy y phục, thức ăn uống, giường chõng, … Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy có tâm từ đối với Đàn-việt, ơn nhỏ còn chẳng quên huống là ơn lớn…Thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của Đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn, có danh tiếng lớn, lưu truyền pháp vị cam lồ trong thế gian. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này” [7]. Đó là một trong những pháp hành quan trọng của các hành giả an cư.

Những mùa an cư đáng nhớ trong cuộc đời Đức Phật

Việc chọn ngày an cư này đều xuất phát từ hai lý do mà Phật đã từng dạy đó là: Thứ nhất là vì lòng từ bi của người xuất gia không những thương người mà còn biết thương đến những loài côn trùng …

Việc chọn ngày an cư này đều xuất phát từ hai lý do mà Phật đã từng dạy đó là: Thứ nhất là vì lòng từ bi của người xuất gia không những thương người mà còn biết thương đến những loài côn trùng …

Phật giáo thể hiện sự tri ân và báo ân một cách rất trân trọng, sự giáo dục căn bản này từ Đức Phật truyền dạy, không phải chỉ chắp tay cúi đầu mà chiều sâu trong tâm niệm của người đệ tử Phật là một lòng thành kính đền ơn bằng cả cuộc đời tu hành, phụng đạo, ích đời của họ. Phật đã dạy từng chi tiết: “cung kính Đàn-việt thí chủ như con hiếu thuận cha mẹ” thật đáng để thiên hạ nể phục và càng kính ngưỡng Tăng già.

Thực tế, giá trị của một tôn giáo nằm ở hệ thống giáo lý và giới luật. Chung quy, phương tiện để đo lường được chỉ có thể thông qua cách tổ chức của tôn giáo ấy. Đời sống tu hành của cá nhân và tập thể sẽ phản ánh sự ưu việt hay yếu kém của tôn giáo. Trên phương diện đó, tổ chức Phật giáo gọi là Sangha, tuổi hạ của Sangha (Tăng già) được tính từ “mùa An cư kiết hạ”. Do đó, việc thành lập các trường hạ lớn nhỏ khác nhau, “tiền An cư” hay “hậu An cư” ở bất cứ miền nào, tông phái nào, hình thức nào cũng cho thấy Phật giáo vẫn duy trì nét đẹp truyền thống từ ngàn đời lưu dấu.

Chú thích:

[1] Tứ Phần Luật San Bổ Tùy Cơ Yết Ma Sớ quyển 4, giải thích nghĩa chữ an cư như sau: ‘Thu nhiếp thân tâm yên tĩnh là an, thời kỳ phải ở lại là cư’. Bộ Luật Tư Trì Ký định nghĩa: ‘Lập tâm một chỗ gọi là Kiết; bộ Nghiệp Sớ định nghĩa: Thu thúc thân vào chỗ tịch tĩnh gọi là An’. An cư cũng có nghĩa là ‘an kỳ tâm, cư kỳ thân’, tức thân ở yên một chỗ và tâm được an lạc, thanh tịnh gọi là an cư.

[2] Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thiền Sư Đức Huy trùng biên, Thích Phước Sơn & Lý Việt Dũng Việt dịch (2010), Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, NXB Phương Đông, tr.282-283.

[3] Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường Bộ Kinh, tập I, tr.599-600.

[4] Đại Sư Trí Húc, Thích Hoằng Triệu (dịch) (2016), Luật Trùng Trị, NXB. Hồng Đức, tr.45.

[5] Ân Cha Mẹ, Ân Sư Trưởng, Ân Thí Chủ, Ân Đất Nước.

[6] Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hộ tâm, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.107.

[7] Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hộ tâm, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.107.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm