An táng người đã khuất
Thưa Thầy, Ba con mới mất và cốt tro đang được để trong chùa bên cạnh tro của mẹ con (chết cách đây 10 năm). Ngày còn sống, ba con về quê xây 2 cái kim tĩnh để mong ngày sau hai vợ chồng gần nhau.
Anh em của con vì mê tín dị đoan mà bây giờ không chịu chôn 2 hũ tro vào mộ. Anh con nói, là Phật tử thì chỉ có thủy tán mà thôi, chôn cốt tro vào mộ sẽ đem lại xui xẻo vô phước cho con cháu về sau. Thế là anh em cãi nhau và bất hòa.
Con đề nghị nếu không muốn chôn hai hũ tro vào mộ thì đúc vào đá đặt trên mộ bên cạnh bình hương, ai chết cũng có mồ mả, cha mẹ mình đem rải trên sông thì thấy tội nghiệp vô cùng, sau này muốn đi thắp hương cho cha mẹ cũng không được, là người Việt Nam ai cũng có truyền thống lo mồ mả cha mẹ cho ông bà. Con xin hỏi Thầy là có phải theo đạo Phật thì phải thủy tán cha mẹ đã chết không?
Nếu biểu quyết số đông trong anh em đồng ý thủy tán thì chúng con phải làm sao với 2 ngôi mộ ba con đã xây? Con không hỏi chuyện Phật pháp mà hỏi chuyện đời, mong Thầy từ bi giúp con tìm ra cách giải quyết...
Con xin cám ơn Thầy.
Người giàu và người nghèo khi chết giống nhau
Trả lời:
Câu hỏi này cũng hay và nên để mọi người biết càng tốt chứ không sao, có điều câu trả lời sẽ trái với ý con, không biết con có phiền lòng không?
Theo Phật giáo thì tâm thức cùng với nghiệp lực của người chết đã đi tái sinh vào một kiếp sống khác để tiếp tục hành trình tiến hóa, còn cái xác không hồn đã trả về cho cát bụi (tứ đại) nó càng tan rã sớm càng tốt, nên người Ấn đặt xác chết thân nhân trong một khu đất hoang để nuôi sống côn trùng điểu thú, một xác chết mà nuôi sống được nhiều chúng sinh như vậy thì chỉ có phước cho người đã khuất chứ không hại gì họ cả, nếu không làm được như vậy thì họ thiêu xác đi rồi rải tro xuống sông hoặc làm phân bón cho cây, không cần phải giữ lại nắm tro tàn ấy làm gì.
Nếu có giữ thì cũng chỉ có ý nghĩa như một vật kỷ niệm để tỏ lòng nhớ tưởng đến người quá cố mà thôi chứ không nên lệ thuộc vào truyền thống mê tín về mồ êm mả đẹp.
Đức Phật dạy:
"Aciram vat'ayam kàyo,
pathavim adhisessati,
chuddo apetavinnàno,
nirattham va kalingaram"
(Thân này chẳng bao lâu,
sẽ nằm trên mặt đất,
không tâm thức, vô dụng,
như gỗ mục vất bỏ)
Người quá cố nếu không siêu thoát được là vì còn bị dính mắc điều gì đó trên dương gian, nên nếu làm kim tĩnh hay lăng mộ càng tốt thì tạo độ dính mắc cho họ càng cao, vô tình giam giữ họ lại làm ma giữ mồ, không những tốn kém vô ích mà còn làm cho người ra đi quyến luyến không siêu thoát được.
Người có trí tuệ và từ bi ngay khi còn sống đã có can đảm hiến xác mình cho y học để giúp đời, những người không quyến luyến xác thân như vậy chắc chắn ra đi được nhẹ nhàng siêu thoát (không còn dính mắc trong cõi âm để luyến tiếc xác thân đang rã mục hoặc nắm tro tàn nguội lạnh)...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm