Ba thứ sợ hãi của người con mất mẹ
Này Tỳ-kheo, có ba thứ sợ hãi của con không mẹ mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo vô thượng đã ký thuyết.
Những gì là ba? Này Tỳ-kheo, khi người con già, không có người mẹ nào có thể nói: ‘Con, con chớ già, để mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi người mẹ già, cũng không có người con nào bảo: ‘Mẹ, mong mẹ chớ già! Con già thay mẹ cho!’ Đó gọi là cái sợ hãi của con không mẹ thứ nhất mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo Vô thượng đã ký thuyết.
![Ba thứ sợ hãi của người con mất mẹ 1](https://i.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/files/content/2024/08/25/456575606_1540951820145129_3144439242818757744_n-1127.jpg)
Lại nữa, Tỳ-kheo, khi người con bị bệnh, người mẹ không thể nói: ‘Con đừng bệnh! Mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi mẹ bị bệnh, con cũng không thể bảo: ‘Mẹ đừng bệnh, để con bệnh thay mẹ!’ Đó gọi là cái sợ hãi của con không mẹ thứ hai mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo Vô thượng đã ký thuyết.
Lại nữa, khi người con chết, người mẹ không thể nói: ‘Con, đừng chết! Nay mẹ sẽ thay con!’ Hoặc khi người mẹ chết, người con cũng không thể bảo: ‘Mẹ, đừng chết! Con sẽ thay mẹ!’ Đó gọi là cái sợ hãi của con không mẹ thứ ba mà Ta tự mình giác ngộ thành đạo Vô thượng đã ký thuyết.
Các Tỳ-kheo bạch Phật: Có đạo lộ nào, có hành trì nào để tu tập, tu tập nhiều, dẫn đến đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con có mẹ ở trước và đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con không mẹ ở sau không?
Phật bảo các Tỳ-kheo: Có đạo lộ, có hành trì dẫn đến đoạn trừ được ba sự sợ hãi này. Những gì là đạo lộ? Những gì là hành trì mà tu tập, tu tập nhiều, dẫn đến đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con có mẹ ở trước và đoạn trừ được ba thứ sợ hãi của con không mẹ ở sau? Đó là tám Thánh đạo phần: Chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.
(Tạp A-hàm, Quyển 28, Kinh Úy, số 758)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.72/templates/themes/images/qrcode.png?v)
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/kengang.png)
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/content/2025/02/20/duc-phat-day-lia-xa-1031.jpeg)
Đức Phật dạy lìa xan tham
Lời Phật dạy![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/news/2025/02/17/442479787_415580777958066_8104198032674818089_n-1435.jpg)
Như Lai xuất hiện ở đời
Lời Phật dạy![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Khi chân trời phía Đông của Bồ Đề Đạo Tràng dần rạng, canh cuối từng bước đi qua, cũng là lúc ánh sáng giác ngộ bùng vỡ trong tâm trí Bồ-tát Sĩ-đạt-ta. Bậc Giác ngộ xuất hiện ở thế gian, Phật có mặt nơi đời.
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/content/2025/02/15/01-2217.jpg)
Nguy hại khi chỉ tin một Thầy
Lời Phật dạy![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Người con Phật phải xây dựng niềm tin, sự kính trọng vào Tăng bảo, Tăng đoàn, không tin vào một vị thầy duy nhất. Thầy của mình chỉ là một chiếc lá của cây Tăng, một tế bào của cơ thể Tăng.
![](https://t.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/256w/files/content/2025/02/15/477710418_1284326576158858_5246282662660238557_n-0005.jpg)
Con đường Trung đạo: Sống quân bình, không tự làm khổ mình
Lời Phật dạy![](https://sf.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/v0.0.237/templates/themes/images/icon/Ellipse.png)
Đức Phật đã dạy con đường Trung đạo (Majjhima Patipada), con đường tránh xa hai cực đoan: một bên là hưởng thụ dục lạc quá mức, một bên là ép xác khổ hạnh.
Xem thêm