Thứ bảy, 22/06/2024, 20:20 PM

Hóa giải nỗi sợ bằng cách nào?

Trong chúng ta có rất nhiều nỗi sợ và chúng ta biết lý do là gì và hoá giải nó như thế nào?

Trong cuộc sống này mỗi người chúng ta luôn sống trong sự sợ hãi, như điện - có người đụng vào điện là họ sợ; có người kêu vào bếp nấu ăn là họ sợ; có người ra biển là sợ; có người sợ độ cao v.v.. Và có vô số nỗi sợ khác kể không hết.

Nhưng cũng có người không sợ điện như thợ sửa điện, do họ hiểu được sự vận hành của nó; hoặc có những đầu bếp kêu vào bếp là niềm vui của họ; hoặc những thợ lặn hay tay bơi lội thì ra biển họ không sợ; hoặc số người chinh phục độ cao thì lên càng cao họ càng hứng thú. Qua đó cho ta thấy một điều: nỗi sợ hãi chỉ xảy ra khi chúng ta không hiểu rõ về một vấn đề nào đó một cách chi tiết và cụ thể. Nếu chúng ta hiểu rõ mọi quy luật thì sự sợ hãi sẽ biến mất.

Khi có hiểu biết về mọi sự mọi vật ta sẽ không còn sợ hãi nữa

Khi có hiểu biết về mọi sự mọi vật ta sẽ không còn sợ hãi nữa

Có hai thứ mà ta sợ nhất đó chính là sợ mất người thân và sợ mình chết. Chúng ta sợ mất người thân vì chúng ta không thấu hiểu được đó là quy luật tự nhiên của kiếp người, có sanh phải có mất, không sớm thì muộn. Chúng ta không thấy được quy luật nhân duyên, còn duyên thì ở hết duyên thì đi. Còn mình sợ chết là do bản thân mình không biết đi về đâu. Cái kế tiếp là không thấy cái chết chỉ là sự tiếp nối của vòng luân hồi. Nếu trong kiếp này nhìn lại chúng ta chỉ làm toàn việc thiện thì hà tất gì phải sợ, hãy nghĩ rằng cái chết đến chỉ là thay cái áo cũ để mặc cái áo mới tốt và đẹp hơn thôi.

Chết không phải là hết nhưng muốn có cái chết đẹp và tái sinh vào cõi tốt lành thì nguyên lý chúng ta cũng phải nắm cho kỹ những nguyên tắc như suy nghĩ, hành động, nói năng thiện lành, chăm làm các việc thiện thì sự sợ hãi sẽ biến mất.

Có lần Sư phụ vào rừng tu tập, nỗi sợ hãi choáng ngộp tâm trí ngài. Nhưng ngay lúc đó ngài quay vào trong quán chiếu: cả cuộc đời tu hành ngài chưa từng làm điều gì sai trái về thân, khẩu, ý. Nếu có chết thì cũng bình thường vì đó là quy luật. Và trong cuộc đời ngài trải qua vô số cuộc thập tử nhất sinh nhưng ngài hoàn toàn bình tĩnh và vô ngại trước sống chết. Vì ngài hiểu rõ và nắm rõ được quy luật của cuộc chơi sanh tử.

Trong bài kinh “Sợ hãi và khiếp đảm” Đức Phật cũng chỉ dạy cách nhiếp phục sợ hãi như trên. Cho nên trong cuộc sống này chúng ta còn sợ hãi cái gì thì đồng nghĩa chúng ta thiếu kiến thức về nó, hãy trang bị để đối diện nó và nhiếp phục nó vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mong người trao nhau một chút dịu dàng được không?

Sống an vui 18:44 28/12/2024

Mình mong đời này biết thương người già như thương một mùa cây cỗi, khô cằn mà gốc rễ vẫn cắm sâu trong đất, níu lại cả trăm năm giông gió.

Hiểu được gốc rễ của những khó khăn cũng là cách ta phá kén

Sống an vui 17:00 28/12/2024

Tưới tẩm những hạt giống trong tâm không chỉ là nuôi dưỡng tài năng, tình thương và hạnh phúc, mà còn là chăm sóc cả những nỗi đau. Khi ta học cách nhìn nhận và chuyển hóa khổ đau, khu vườn tâm hồn của ta sẽ trở nên đẹp hơn.

Tâm bình, đời an

Sống an vui 11:30 28/12/2024

Mỗi ngày, chúng ta đều bước đi giữa vô vàn duyên cảnh. Có những điều đến thật êm ả như làn gió xuân thoảng qua, nhưng cũng có khi những biến động bất ngờ cuộn dâng như cơn bão lớn.

Lập chí kiên cường, sống đời tự lập

Sống an vui 07:45 28/12/2024

Trong cuộc sống thường ngày, dù bên cạnh có nơi nương tựa hay không, dù đang thuận lợi hay khó khăn, cũng nên lập chí kiên cường, sống đời tự lập.

Xem thêm