Bài thơ cuối cùng của thiền sư Hoshin

Thiền sư Hoshin sống ở Trung quốc nhiều năm. Sau đó thiền sư trở về vùng tây bắc Nhật, dạy học trò. Khi thiền sư đã rất già, ông kể một câu chuyện ông đã nghe ở Trung quốc.

bai-tho-cuoi-cung-cua-hoshin

Câu chuyện thế này:

Vào ngày 25 tháng 12 năm nọ, Tokufu, rất già, nói với đệ tử: “Thầy không sống tới sang năm, vậy các con nên tử tế với thầy năm nay.”

Các đệ tử nghĩ là thiền sư nói đùa, nhưng vì thiền sư là vị thầy tốt bụng nên các đệ tử luân phiên chăm sóc cho thầy mỗi ngày như ngày lễ.

Đến ngày cuối năm, Tokufu nói: “Các con đã tốt với thầy. Thầy sẽ rời các con chiều mai, khi tuyết đã ngừng.”

Các đệ tử cười, và cho rằng thầy đã già nên nói năng lẩm cẩm, bởi vì đêm rất trong và chẳng có tí tuyết nào. Nhưng vào nửa đêm, tuyết bắt đầu rơi, và sáng hôm sau các đệ tử chẳng thấy thầy đâu cả. Họ vào phòng thiền. Thầy đã qua đời ở đó.

Hoshin kể chuyện này và nói với các đệ tử: “Thiền sư không cần phải đoán trước việc ra đi, nhưng thiền sư nào thực sự muốn tiên đoán, ông ta có thể làm được.”

“Thầy làm được không?” ai đó hỏi.

“Được,” thầy sẽ cho các con thấy thầy làm được gì 7 ngày sau.

Chẳng đệ tử nào tin thiền sư, và đa số quên đã luôn cuộc trò chuyện khi thiền sư họp họ lại lần sau đó.

“Bảy ngày trước,” thiền sư nói, “Thầy nói là thầy sẽ rời các con. Theo lệ thường là nên viết một bài thơ từ biệt, nhưng thầy không phải là thi sĩ cũng không giỏi thư pháp. Một trò nào có có thể ghi lại những lời cuối cùng của thầy.”

Các đệ tử cho là thiền sư nói đùa, nhưng một người cũng bắt đầu viết.

“Sẵn sàng chưa?” thiền sư hỏi.

“Dạ, thầy,” người viết trả lời.

Rồi Hoshin đọc:

Tôi đến từ sự sáng

Và về lại sự sáng

Gì đây?

Bài thơ thiếu một câu như lệ thường thơ bốn câu, vì vậy người học trò hỏi: “Thầy, mình còn thiếu một câu.”

Hoshin, với tiếng rống của một sư tử chiến thắng, hét “Kaa!” và từ trần.

Bình:

• Như đã nói trong bài Thông báo về chuyến đi cuối đời của thiền sư Tanzan, tự quyết định về cái chết của mình là một điểm đặc biệt của Phật gia, đánh dấu tự do của con người.

Nhưng trong các truyền thống tâm linh khác thì đây là điều cấm kỵ.

• Tuy nhiên, trong bài có nói cả Tokufu và Hoshin đều rất già, có nghĩa là hai vị đã sống và cống hiến nhiều cho đời. Lại dùng chữ, “tiên đoán” việc chết, có nghĩa là họ không cố tình đi khi chưa đến lúc. Chỉ là, họ biết được khi sinh lực của mình sẽ hết mà thôi.

Nói rõ ra, đây không phải là chạy trốn cuộc đời.

• Phần chính của bài này là bài thơ từ biệt của Hoshin. Các bài thơ từ biệt này là lời dạy cuối cùng của thầy chuyển đến các trò, cho nên nó là tinh túy của thầy.

Và bài thơ này, không thiếu một câu như trong bài có nói. Nó đủ bốn câu. Trong bài, tác giả chỉ dùng kỹ thuật viết, để ta để ý đên câu cuối cùng, mà tác giả cho là rất quan trọng. Đây là bài thơ bốn câu đầy đủ:

Tôi đến từ sự sáng

Và về lại sự sáng

Gì đây?

Kaa!

Hai câu đầu rất rõ là “từ Không tôi đến, trở lại Không tôi đi”–từ Tuyệt Đối tôi đến, trở lại Tuyệt Đối tôi đi.

Nếu nói theo vật lý thì “Từ cát bụi tôi đến, về lại với cát bụi tôi đi.”

Nếu nói theo các tôn giáo thần quyền thì “Từ Thượng đế tôi đến, về lại với Thượng đế tôi đi.”

Câu thứ ba là câu hỏi: Cuộc đời ngay đây, ở giữa đến và đi, là gì?

Câu thứ tư trả lời: Chỉ là một tiếng “Kaa” ngắn ngủi, vang lên và biến mất. Một cái chấm nhỏ xíu trong dòng thời gian vô lượng vô biên, chẳng nghĩa lý gì hết, ngoại trừ là một bằng chứng ngắn ngủi của sự hiện diện của một năng lượng trong một sát na của vũ trụ.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Phật giáo thường thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Sự sống chỉ là những dòng diễn biến, chẳng có ai ở đó

Phật giáo thường thức 06:09 23/12/2024

Có một câu nói rất hay của Ngài Ananda Pereira (người Tích Lan - nay là Đại Đức Kassapa Thera), Ngài nói “không có người tạo nhân, không có người gặt quả, chỉ có dòng nghiệp báo triền miên”. Câu nói này thực ra cũng dễ hiểu thôi.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Xem thêm