Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 19/07/2020, 18:40 PM

Bát chính đạo với Tứ hoằng thệ nguyện

Đối với Thánh đạo, thì Phật đạo là tối thượng, là Vô thượng, do tu tập có Chánh kiến, Bồ Tát thấy rõ, đối với Tứ thánh đế, Diệt đế là tối thượng, vô thượng và đối với các thánh quả ở trong tam thừa, thì Phật quả là tối thượng, vô thượng, nên phát nguyện rằng, “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.

>>Kiến thức

Tứ hoằng thệ nguyện là bốn sự thệ nguyện rộng lớn. Rộng lớn đối với không gian vô cùng, với thời gian vô tận và bao trùm khắp cả vô biên chủng loại chúng sanh và rộng lớn, vì nó bao trùm khắp cả nhân quả thế gian và xuất thế gian.

Đối với nhân quả thế gian, thì bốn hoằng thệ nguyện nầy, trong đó hai thệ nguyện đầu là ôm hết những nỗi khổ đau của hết thảy chúng sanh bằng tâm đại từ và đại bi.

Tứ hoằng thệ nguyện là bốn sự thệ nguyện rộng lớn. Rộng lớn đối với không gian vô cùng, với thời gian vô tận và bao trùm khắp cả vô biên chủng loại chúng sanh và rộng lớn, vì nó bao trùm khắp cả nhân quả thế gian và xuất thế gian.

Tứ hoằng thệ nguyện là bốn sự thệ nguyện rộng lớn. Rộng lớn đối với không gian vô cùng, với thời gian vô tận và bao trùm khắp cả vô biên chủng loại chúng sanh và rộng lớn, vì nó bao trùm khắp cả nhân quả thế gian và xuất thế gian.

Đại từ là ôm hết những nỗi đau của hết thảy chúng sanh ở mặt kết quả hay về mặt khổ đế để an ủi, vỗ về, khiến cho những nỗi khổ đau ấy không bị thương tích, loan lỗ ra thêm; Và đại bi là năng lực chuyển hóa, làm thay đổi hoàn toàn nguyên nhân sinh khởi của khổ hay có khả năng giúp chúng sanh chấm dứt Tập đế. Với chất liệu đại từ, đại bi ấy, đã, đang và sẽ tạo thành thế giới Tịnh độ của chư Phật và Bồ tát khắp cả vô lượng, vô biên thế giới trong mười phương.

Bài liên quan

Đối với nhân quả xuất thế gian, thì hai nguyện sau trong bốn hoằng thệ nguyện nầy bao gồm nội  dung  tu học của bậc đại trí. Mục  đích tu học của bậc đại  trí là nhắm tới nhất thừa Phật đạo, tức là thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề. Đối với thệ nguyện tu học nầy không những nhắm đến đạo quả Vô thượng bồ đề mà còn học hỏi phương tiện giáo hóa chúng sanh nữa. Không những chỉ biết học hỏi cứu cánh Niết bàn mà còn phải biết học hỏi phương tiện thị hiện Niết bàn của chư Phật để giáo hóa chúng sanh nữa; Không phải chỉ biết học hỏi để đạt đến chỗ cứu cánh giác ngộ mà còn phải biết học hỏi phương pháp chuyển vận pháp luân để cứu độ chúng sanh nữa; và không những học hỏi những phương pháp thương yêu và che chở chúng sanh mà còn phải biết học hỏi những phương pháp thuần hóa chúng sanh nữa,...

Nên, thệ nguyện thứ ba là nhân và thệ nguyện thứ tư là quả, ấy là nhân quả giải thoát, giác ngộ hay nhân quả xuất thế của các bậc Thánh, Bồ tát và Phật.

Đối với nhân quả xuất thế gian, thì hai nguyện sau trong bốn hoằng thệ nguyện nầy bao gồm nội dung tu học của bậc đại trí. Mục đích tu học của bậc đại trí là nhắm tới nhất thừa Phật đạo, tức là thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề.

Đối với nhân quả xuất thế gian, thì hai nguyện sau trong bốn hoằng thệ nguyện nầy bao gồm nội dung tu học của bậc đại trí. Mục đích tu học của bậc đại trí là nhắm tới nhất thừa Phật đạo, tức là thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề.

Vì vậy, Tứ hoằng thệ nguyện là căn bản của hết  thảy đại nguyện và là hạt nhân sinh khởi hết thảy đại nguyện.

“Không có đại nguyện, vì không có đại bi; không có đại bi vì không có tâm bồ đề, không có tâm bồ đề thì không thể thành bậc Vô  thượng  Chánh  giác.  Tâm bồ đề do đâu mà có? Tâm bồ đề có gốc rễ từ nơi tâm chúng sanh, và nó thuộc về chúng sanh. Bồ tát phát khởi đại nguyện, đem nước đại bi mà tưới tẩm tâm ấy cho chúng sanh, khiến chúng sanh có lợi ích”.

Bài liên quan

Không có Chánh kiến thì không thể nào thấy được ngay nơi bản tâm của mình có bồ đề và hết thảy chúng sanh đều có tâm Bồ đề và đều có khả năng thành Phật.

Không có Chánh kiến không thể nào có Chánh ngữ để có thể nói lời đúng và từ bi với hết thảy chúng sanh; không có Chánh kiến thì không thể có Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm,...

Không có cái thấy và đời sống của Thánh đạo, thì không có cơ sở để thấy được tâm bồ đề và phát khởi tâm ấy cho mình và giúp cho người phát khởi tâm ấy. Nên, Bát Chánh đạo là tâm thể của Tứ hoằng thệ nguyện và Bồ tát đạo.

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ (Chúng sanh không số lượng thề nguyện đều độ khắp)

Không có Bát Chánh Đạo là không có Chánh kiến, thì Bồ tát lấy gì để thấy được sự thật về khổ đau của chúng sanh và lấy cái gì để thấy nguyên nhân chúng sanh, sanh ra khổ đau để phát khởi đại nguyện cứu độ?

Không có Chánh kiến thì không thể nào thấy được ngay nơi bản tâm của mình có bồ đề và hết thảy chúng sanh đều có tâm Bồ đề và đều có khả năng thành Phật.

Không có Chánh kiến thì không thể nào thấy được ngay nơi bản tâm của mình có bồ đề và hết thảy chúng sanh đều có tâm Bồ đề và đều có khả năng thành Phật.

Nên, Bồ Tát do thành tựu Chánh kiến của Thánh đạo, mới có khả năng phát khởi hoằng nguyện thứ nhất nầy rằng: “Chúng sanh không số lượng thề nguyện đều độ khắp”... Và do có Chánh kiến, Bồ tát mới thấy rõ tâm Bồ đề thuộc về chúng sanh và nhờ có chúng sanh mà Bồ tát phát khởi được tâm đại bi và thành tựu được đạo quả Vô thượng bồ đề. Và vì vậy, Bồ tát thấy chúng sanh là ân nhân của Bồ tát. Chúng sanh tuy có bồ đề, nhưng do mê lầm không nhận ra, vì vậy Bồ tát phát khởi tâm đại bi dập tắt lửa phiền não đang thiêu đốt chúng sanh trong sa mạc sinh tử. Và nhờ phát khởi và hành hoạt theo đại nguyện ấy mà Bồ tát thành tựu được vô biên công đức.

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn (Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch)

Không có Bát Chánh Đạo là không có Chánh kiến, thì Bồ tát lấy gì để thấy rõ nguyên nhân sinh khởi khổ đau là Tập đế, để duyên vào đó mà phát khởi đại nguyện rằng: “Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch”.

Bài liên quan

Do có Chánh kiến, Bồ tát không những thấy rõ sự thật về khổ đau là Khổ đế, mà còn thấy rõ sự thật về những tập khởi sinh khởi khổ đau là Tập đế nữa. Và do có Chánh kiến mà Bồ tát thấy rõ vô số phiền não của mình và chúng sanh đều có gốc rễ từ vô minh. Do vô minh mà chúng sanh chấp thủ năm uẩn là ngã và từ đó mà có ngã chấp theo bản năng và ngã chấp theo nhận thức phân biệt, dẫn đến những sai lầm trong nhận thức và sai lầm trong tư duy, khiến cho tà ngữ, tà mạng, tà nghiệp, tà tinh tấn, tà niệm và tà định sinh khởi và chúng làm nhân duyên cho vô số phiền não khởi sinh.

Nên, do có Chánh kiến, Bồ tát thấy rõ vô biên phiền não có gốc rễ từ ba căn bản phiền não là tham, sân, si và ba loại phiền não nầy lại có gốc rễ từ nơi vô minh. Vô minh chính là không thấy rõ sự thật về ngã và pháp.

Sự thật về ngã là vô ngã; sự thật về pháp là vô pháp. Do không thấy rõ sự thật như vậy, nên chấp ngã và chấp pháp vậy.

Không có Bát Chánh Đạo là không có Chánh kiến, thì Bồ tát lấy gì để thấy rõ nguyên nhân sinh khởi khổ đau là Tập đế, để duyên vào đó mà phát khởi đại nguyện rằng: “Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch”.

Không có Bát Chánh Đạo là không có Chánh kiến, thì Bồ tát lấy gì để thấy rõ nguyên nhân sinh khởi khổ đau là Tập đế, để duyên vào đó mà phát khởi đại nguyện rằng: “Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch”.

Bồ tát do có Chánh kiến, thấy rõ Tập đế, nên khởi phát đại nguyện “Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch” vậy. Và Bồ tát do thấy rõ sự thật về ngã và pháp chỉ là do vô minh vọng tưởng, nên từ đó mà khởi sinh vô lượng, vô biên phiền não.

Nên, tuy phiền não vô lượng, vô biên, nhưng tất cả phiền não ấy, chỉ là những biến thể từ gốc rễ của vô minh. Do đó, Bồ tát chỉ đoạn trừ vô minh, thì vô lượng, vô biên phiền não nơi bản tâm đều tự rơi rụng và dứt sạch. Và giúp cho chúng sanh pháp học, pháp hành đốn đoạn vô minh, thì vô biên phiền não nơi bản tâm chúng sanh tự nó rơi rụng và dứt sạch. Bởi vậy, Bồ tát phát nguyện “Phiền não vô tận thề nguyện đoạn”.

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học (Pháp môn không kể xiết thề nguyện đều tu học)

Không có Bát Chánh Đạo là không có Chánh kiến, thì Bồ tát lấy gì để thấy rõ Đạo đế, tức là sự thật về con đường thoát khổ, để duyên vào đó mà phát khởi đại nguyện rằng: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.

Bài liên quan

Do có Chánh kiến, Bồ tát thấy rõ sự thật về các pháp môn tu tập ở trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Đạo đế, pháp môn nào cũng có tác dụng cắt đứt phiền não để có giải thoát, chấm dứt khổ đau để có an lạc, xóa sạch mê lầm để có giác ngộ. Và trong mỗi pháp môn lại có vô lượng pháp môn, để đối trị và chuyển hóa vô lượng phiền não nơi tự tâm của chính mình, cũng như giúp chúng sanh đối trị và chuyển hóa vô biên phiền não nơi chính họ, khiến cho hết thảy chúng sanh đều có an lạc và giải thoát.

Vì vậy, Bồ tát phát nguyện rằng, “Pháp môn Vô lượng thề nguyện học”.

Bồ tát do có Chánh kiến, thấy rõ Tập đế, nên khởi phát đại nguyện “Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch” vậy. Và Bồ tát do thấy rõ sự thật về ngã và pháp chỉ là do vô minh vọng tưởng, nên từ đó mà khởi sinh vô lượng, vô biên phiền não.

Bồ tát do có Chánh kiến, thấy rõ Tập đế, nên khởi phát đại nguyện “Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch” vậy. Và Bồ tát do thấy rõ sự thật về ngã và pháp chỉ là do vô minh vọng tưởng, nên từ đó mà khởi sinh vô lượng, vô biên phiền não.

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành (Phật đạo không gì hơn thề nguyện đều viên thành)

Không có Bát Chánh Đạo là không có Chánh kiến, Bồ tát lấy gì để thấy rõ Diệt đế, tức là thấy rõ sự thật về Niết bàn của Phật, để phát nguyện rằng: “Phật đạo không gì hơn thề nguyện đều viên thành”.

Bài liên quan

Phật đạo là con đường dẫn đến giác ngộ hoàn toàn hay con đường thành Phật. Con đường ấy cũng còn gọi là Phật thừa hay Nhất thừa. Ở kinh Pháp hoa đức Phật  đã nói cho Tôn giả Xá lợi phất rằng: “Chỉ có một việc thường làm của các đức Như lai là giáo hóa Bồ tát; và chỉ sử dụng sự thấy biết của Phật, để chỉ bày cho chúng sanh giác ngộ mà thôi; và cũng chỉ có sử dụng duy nhất Phật thừa để thuyết pháp cho chúng sanh, nên ngoài Phật thừa không có Thừa nào khác. Chư Phật mười phương cũng đều là như vậy”.

Ở trong Tứ thánh đế, thì Diệt đế là tối thượng, là vô thượng và ở trong Tứ thánh quả, thì A la hán quả là tối thượng hay vô thượng, nhưng đối với các quả vị ở trong tam thừa là Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát, thì Nhất thừa, Phật thừa hay Phật đạo là tối thượng hay vô thượng, và đối với các quả vị giải thoát và giác ngộ ở trong tam thừa, thì Phật quả là tối thượng hay vô thượng.

Nên, ở trong kinh Thắng Man nói rằng: “Chỉ có Như Lai mới được Niết bàn trọn vẹn, thành tựu công đức không thể nghĩ bàn. Còn A La Hán, Duyên Giác, thành tựu công đức còn có thể nghĩ bàn. Nói rằng, A La Hán, Duyên Giác chứng đắc Niết bàn, chỉ là cách nói phương tiện của Phật”.

Không có Bát Chánh Đạo là không có Chánh kiến, Bồ tát lấy gì để thấy rõ Diệt đế, tức là thấy rõ sự thật về Niết bàn của Phật, để phát nguyện rằng: “Phật đạo không gì hơn thề nguyện đều viên thành”.

Không có Bát Chánh Đạo là không có Chánh kiến, Bồ tát lấy gì để thấy rõ Diệt đế, tức là thấy rõ sự thật về Niết bàn của Phật, để phát nguyện rằng: “Phật đạo không gì hơn thề nguyện đều viên thành”.

Bài liên quan

Lại nữa, cũng kinh nầy nói: “A La Hán, Duyên Giác và hàng Bồ Tát còn một đời nữa thành Phật, còn bị vô minh trụ địa ngăn che, nên đối với tất cả pháp không thấu triệt, không giác ngộ. Do không có cái biết thấu triệt ấy, nên đối với cái cần phải đoạn trừ lại không thấy để đọan trừ cho đến chỗ hoàn toàn; do không đoạn trừ cho đến chỗ hết sạch hoàn toàn, nên quả vị giải thoát của quý vị gọi là hữu dư, chứ không phải là quả vị giải thoát hoàn toàn,...”

Do đó, đối với Thánh đạo, thì Phật đạo là tối thượng, là Vô thượng, do tu tập có Chánh kiến, Bồ Tát thấy rõ, đối với Tứ thánh đế, Diệt đế là tối thượng, vô thượng và đối với các thánh quả ở trong tam thừa, thì Phật quả là tối thượng, vô thượng, nên phát nguyện rằng, “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm