Thứ ba, 18/06/2024, 13:45 PM

Bí quyết của ngồi là buông thư

Tư thế ngồi là một trong những tư thế đẹp nhất của con người. Khi ngồi, đầu ta cùng một đường thẳng với lưng nhưng không cứng ngắc mà rất buông thư.

Đức Thế Tôn ngồi như vậy dưới cây Bồ Đề đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày khác. Tuy rằng ngồi rất thẳng nhưng mà tất cả những bắp thịt trong con người ngài buông thư và miệng ngài mỉm cười.

Nếu quý vị ngồi theo phương pháp đó thì không đau cổ, đau lưng, nhức đầu. Còn nếu quý vị tranh đấu, ráng gồng mình để mà ngồi thì chỉ nội trong mươi, mười lăm phút sau là quý vị bắt đầu nhức đầu, đau lưng và mỏi cổ.

Cách buông thư gương mặt đơn giản nhất là mỉm một nụ cười

Bí quyết của ngồi là buông thư 1

Bí quyết của ngồi là buông thư. Khi ngồi đầu ta thẳng, trong khi đó xương sống và lưng ta cũng rất thẳng rồi ta buông thư tất cả các cơ bắp. Thở vào thì ta để ý tới một bộ phận của cơ thể, thở ra ta mỉm cười với bộ phận đó của cơ thể.

Ví dụ như tôi thở vào và tôi để ý đến cái mặt của tôi. Trên mặt tôi có khoảng 300 bắp thịt. Và mỗi khi tôi lo lắng, giận dữ, ưu phiền thì 300 bắp thịt đó co rúm lại, người khác nhìn vào thấy rất rõ là tôi đang co rúm. Nhưng nếu tôi thở vào và có thể ý thức được về cái mặt của tôi và thở ra tôi mỉm cười được với cái mặt của tôi thì sự co rúm đó tự nhiên mất liền lập tức, như là một phép lạ.

"Thở vào tôi có ý thức về cái mặt của tôi, về những bắp thịt ở trên đó", giống như ta dùng năng lượng chánh niệm để ôm lấy cái mặt của ta. "Thở ra tôi mỉm cười với cái mặt của tôi". Ta sẽ thấy có sự an lạc, nhẹ nhàng, buông thư ở trên mặt. Khuôn mặt ta trở nên tươi cười, nhẹ nhàng và trở thành một bông hoa như cũ. Mỗi khuôn mặt chúng ta đều là một bông hoa. Thở như vậy chừng ba bốn hơi với tiếng chuông.

"Thở vào, đây là mặt tôi, thở ra tôi mỉm cười với cái mặt của tôi". Sau đó ta thở vào và để ý đến hai vai, những bắp thịt ở vai hay bị căng thẳng lắm. Và khi thở ra ta buông thư và mỉm cười với hai vai. Cứ như vậy ta đi từ từ xuống thì độ chừng năm phút sau là ta có thể điều thân được.

"Điều thân" tức là ta điều phục cái thân thể của ta, làm cho cái thân thể ta nhẹ nhàng, buông thư. Đó là chuyện ai cũng có thể làm được trong giờ phút đầu của sự ngồi thiền. Và không phải chỉ ngồi ở trong thiền đường ta mới ngồi như vậy.

Ngồi ở đâu ta cũng có thể ngồi trong tư thế đẹp như ngồi thiền và ta sẽ cảm thấy vững chãi, thảnh thơi. Ngồi ăn, ngồi học, ta đều ngồi thẳng và rất buông thư. Tôi hay nhắc thị giả của tôi đừng ngồi bằng cái lưng của bà ngoại mà hãy ngồi bằng cái lưng của Bụt, như Bụt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'

Kiến thức 08:31 27/03/2025

Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Chân thật sám hối

Kiến thức 09:00 25/03/2025

Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm

Kiến thức 08:36 18/03/2025

Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo