Bình an nào đến từ tiếng kêu than?
Không sát sanh không phải là một giáo điều của tín ngưỡng, mà là một ý thức sống giúp cho con người phát triển lòng tôn trọng và thương yêu sự sống một cách bình đẳng. Điều đó vừa là nhân và cũng vừa là quả của sự an vui, hạnh phúc.
Ở đâu có trí tuệ giác ngộ, ở đó mới có lòng từ bi đích thực. Đôi khi lòng từ bi ấy được biểu hiện qua các sự ngăn cấm hoặc răn đe không mấy dễ chịu và thường đi ngược lại nhu cầu vui thú của chúng sanh nên khó ai thấy được lợi lạc mà nghe lời và làm theo.
Không phải ngẫu nhiên hay áp đặt mà giới điều đầu tiên Phật Giáo dạy cho người Phật tử là không sát sanh.
Giới điều chế định như một chiếc phao cho những người chưa biết bơi bám vào thì đỡ trôi dạt ra xa giữa biển sinh tử luân hồi. Cũng vậy, biển đời kéo chúng sanh trôi lăn vào những con sóng khổ đau, nếu không có phao để nương thì bị nhấn chìm từ đời này qua đời khác.
Mọi lối sống đạo đức bị suy đồi bởi do tâm người chạy theo bản năng tham dục mà không phát triển tình thương. Một tình thương không điều kiện là thương yêu sự sống chứ không phải thương yêu người nào đó một cách mù quáng thề sống chết cùng nhau hay sẳn sàng làm mọi điều tội lỗi vì nhau như kiểu mẹ yêu con, vợ yêu chồng...Tình yêu thương này chẳng qua vì đối tượng bên ngoài đáp ứng được nhu cầu cho lòng ái luyến bên trong tâm thức của mình, và vì những ân oán sâu dày trong quá khứ gặp lại nên bản chất vẫn luôn chứa điều đau khổ.
Không sát sanh không phải là một giáo điều của tín ngưỡng, mà là một ý thức sống giúp cho con người phát triển lòng tôn trọng và thương yêu sự sống một cách bình đẳng. Điều đó vừa là nhân và cũng vừa là quả của sự an vui, hạnh phúc. Sở dĩ chúng sanh khổ đau bởi sống trên sự giết hại, sinh tồn và phát triển trên tiếng khóc than, gào thét, oán hận của biết bao loài để phục vụ cho tham dục của mình.
Đạo đức Phật giáo từ điểm nhìn giới không sát sanh
Khi giết được một con vật nhỏ mà lòng không một chút mảy may xót xa, sợ hãi. Thì từ từ cũng có thể giết con vật lớn, người có thể giết cá, gà, vịt... thì cũng có thể giết heo, trâu, bò, chó...và xa hơn nữa...người giết người cũng từ sự tập nhiễm điều ác nhỏ mà ra. Khi tâm đã quen dần với sự giết hại, vui với sự giết hại, đắc thắng trong sự giết hại để phục vụ thoả mãn tham dục của mình, thì đó cũng khởi đầu cho mọi điều bất thiện dễ dàng khởi sanh.
Sự vui sướng của bản thân được xây dựng trên tiếng gào khóc của các sinh linh mà không một chút mảy may động lòng thương cảm thì đời sống của mình còn xảy ra bất an, muộn phiền, đau khổ, bệnh tật...cũng là lẽ đương nhiên.
Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh và những biến động trong thế giới nàychẳng qua cũng là một sự vận hành của nhân duyên quả không dứt. Vòng xoay cũng khởi nguồn từ sự vô minh, chạy theo nhu cầu tham dục của bản ngã không đặt nền tảng yêu thương sự sống bình đẳng mà ra.
Sự cân bằng của pháp giới đôi khi với con mắt thường thì thấy rất khắt nghiệt, nhưng với Tuệ Quán thì không sai một mảy may nào.
Người ta, ai cũng mong cầu được hạnh phúc bình an thì sinh linh cũng thế. Mỗi người hãy tự quán chiếu thật kỷ thân tâm mình để thấy được mối liên hệ của mình và tự nhiên. Tất cả năng lượng trong vũ trụ này đều có liên quan và tác động lẫn nhau. Một thế giới bao trùm bởi những tâm hồn vui thích với sự giết hại thì thế giới ấy sẽ như thế nào? trong tâm mỗi người vẫn gieo trồng những nhân của sự giết hại thì có nguyện cầu bình an từ một đấng tối cao nào đó cũng vô ích.
Bình an chỉ thực sự có được khi chúng ta biết gieo trồng nhân tố bình an cho mình và cho muôn loài. Không có sự bình an nào được xây dựng trên sự sát sanh, tàn hại. Dù là loài vật thì cũng có máu, có cảm giác và biết đau thương.
Đừng đợi khi bệnh tật, đau đớn mới đi phóng sanh để cầu hết bệnh. Điều đó cũng chỉ tăng trưởng lòng tham trên mặt vi tế chứ không thay đổi được tâm mình theo hướng yêu thương để xoá đi ân oán với muôn loài.
Một vật được sạch sẽ hay hoen ố là do mình lau chùi hay để những bụi bẩn bám vào hàng ngày. Tập Nghiệp của mỗi người cũng thế, từng ngày, biết huân tập từ bỏ sát sanh, giảm đi tham dục, dần dần trở thành thói quen một cách thuần thục thì sẽ có tình thương yêu sự sống một cách tự nhiên và đời sống ít bệnh tật cũng bắt nguồn từ đó.
Ăn chay là cách tập bớt đi tham dục và tôn trọng sự sống, tránh xa sự giết hại...chứ không phải tăng thêm bản ngã chấp thủ của mình. Phóng sanh là tập thương yêu, cứu vớt sự sống chứ không phải mượn con vật thế chấp đau khổ bệnh tật cho mình.
Mong rằng mỗi người, hãy biết quán chiếu những cảm giác đau khổ nơi thân tâm của mình mà thôi gieo nhân đau khổ cho sinh linh. Còn không, vòng ân oán giết hại sẽ đeo bám mình từ hình tướng này qua hình tướng khác và dù tồn tại dưới hình thức nào đời sống cũng khó có được thật sự bình yên .
Hãy thôi gieo nghiệp sát
Để nuôi dưỡng từ tâm
Sự sống là phúc âm
Hãy gieo lòng thương quý!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm