Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/01/2019, 14:51 PM

Bố mẹ - người nuôi dưỡng Tâm Bồ Đề cho em bé 4 tuổi hiến giác mạc

Chiều 2/1, cuộc tâm sự đầy nước mắt của chị Chu Bích Phượng (35 tuổi, mẹ bé Mai-Reon) liên tục bị ngắt quãng vì mỗi lần nhắc tới con chị Phượng lại xúc động đến ngất lịm đi. Chàng chiến binh nhỏ tuổi của chị, cậu bé đã dũng cảm hiến giác mạc đem đến ánh sáng cho người khác, thật sự rất đặc biệt.

Bài liên quan
Bé Mai-Reon trong vòng tay của bố mẹ.

Bé Mai-Reon trong vòng tay của bố mẹ.

Trái tim và đôi mắt biết nói

Bài liên quan

Những ngày đầu năm 2019, dư luận bàng hoàng khi được biết thông tin thương tâm về bé Mai-Reon (4 tuổi, quốc tịch Nhật) không may gặp tai nạn và qua đời sau khi bị ngã từ tầng 2 xuống đất tại nhà bà ngoại ở Phú Thọ, vào đúng ngày sinh nhật của mình. Bé sống xa bố mẹ từ vài tháng nay, sự việc này lại ập đến quá bất ngờ với gia đình bé, trong lúc đang chuẩn bị tiệc sinh nhật lần thứ tư cho bé. Chị Lan Anh, bác ruột của bé đau xót kể lại: “Lúc bị ngã bé vẫn tỉnh táo, biết khóc nhiều nhưng không bị chảy máu ra ngoài. Lúc đưa đi viện, xung quanh nhiều người lạ nên bé vẫn đòi và ôm chặt lấy cổ bác. Bác sĩ báo con bị xuất huyết não tiên lượng xấu, sẽ không qua khỏi. Hôm đó gia đình tôi đang chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho con, còn chưa kịp cắt bánh, thổi nến gì…”.

Khi nghe người thân kể về Mai-Reon trong những giây phút cuối đời, về những điều đặc biệt của cậu bé trong sáng và dũng cảm này, rất nhiều giọt nước mắt lặng lẽ rơi vì yêu thương, vì thực sự cảm phục. 

Vừa nhắc về con, nước mắt chị Phượng cứ thế lăn dài trên gương mặt phờ phạc vì khóc thương con những ngày qua. Chị cho biết, Reon là con đầu của chị. Sinh ra ở Nhật và mang quốc tịch Nhật Bản, mỗi năm bé được về Việt Nam thăm họ hàng một lần. Mỗi lần đưa bé về Việt Nam, vợ chồng anh Toàn thấy con năng động hơn, giao tiếp tốt hơn nên từ tháng 7 vừa qua anh chị quyết định để con ở nhà với gia đình nhà ngoại mong bé có cơ hội giao tiếp cải thiện hội chứng tự kỷ của bé.

Bé Reon trong vòng tay mẹ.

Bé Reon trong vòng tay mẹ.

Tới ngày nhà ngoại tổ chức sinh nhật cho con, chồng chị nhận điện thoại từ Việt Nam gọi sang báo là bé bị sốt xuất huyết, cần ba mẹ về truyền máu nên chị còn chạy ra siêu thị mua đồ chơi mà con thích đem về. Về đến bệnh viện, vào xoa đầu con, chị mới biết con đã chết não… Khi biết con không thể qua khỏi, vợ chồng chị quyết định hiến tặng giác mạc của con để giúp những người khác tìm lại ánh sáng.

Với vợ chồng chị, trái tim và đôi mắt chính là tâm hồn của con. Đôi mắt con trong trẻo và rất đẹp. Con có về trời nhưng vẫn làm được việc làm có ích, mắt con sẽ vẫn sáng trong đôi mắt của những người khác. Không biết cách trao tặng thế nào nên anh Nguyễn Mạnh Minh Toàn (35 tuổi, ba bé Mai-Reon) đã đăng tải thông tin lên mạng xã hội.

Biết lo lắng cho người khác

Bài liên quan

Lúc đó mình cảm thấy như mất tất cả. Mình không còn nghĩ đến điều gì nữa, ngay cả bé thứ hai, mình chỉ muốn đi cùng con để có thể chăm lo cho con. Sau đó, trấn tĩnh lại mình mới chấp nhận là con đã mất”, chị nghẹn ngào nhớ lại…

Năm 1 tuổi, thấy bé không vận động được như bạn bè cùng tuổi, chị cho bé đi khám thì biết bé bị chậm phát triển. Năm 3 tuổi, bé lại tiếp tục được bác sĩ chẩn đoán là bị tự kỷ rối loạn phổ tự kỷ tăng động. Reon ít cười, ít hóng chuyện với mọi người nhưng khi gia đình có thêm bé thứ hai thì Reon cười nhiều và thích chơi với em.

Con tới 4 tuổi vẫn chưa biết nói nhưng con có đôi mắt biết nói. Ở trường con hay chơi một mình nhưng bạn bè thầy cô ai cũng quý, có lẽ vì nụ cười của con lúc nào cũng thật hồn nhiên, đáng yêu. 

Reon yêu thương em trai.

Reon yêu thương em trai.

Vì bé vốn là người biết lo lắng cho người khác nên chị quyết định hiến tạng của con, nhưng do con nhỏ quá nên chỉ hiến được giác mạc. Chị nói, chị cũng muốn để lại cái gì đó của con để còn có cơ hội nhìn thấy, dù sẽ rất đau lòng khi thấy con bị cắt đi bộ phận nào đó.

Khi hôn tạm biệt chàng trai bé nhỏ của mình, chị đã nói với con: “Chiến binh của mẹ, cảm ơn con vì con không chỉ là thiên thần của mẹ, mà có thể với ai đó khác, con cũng là thiên thần vì đã mang đến ánh sáng cho họ. Mẹ rất hãnh diện vì con. Cảm ơn con vì đã chọn mẹ làm mẹ của con”.

Rồi chị và chồng cùng đứng đó chứng kiến việc cuối cùng mà con có thể làm để giúp cho người khác tìm lại ánh sáng. Các bác sĩ đã lấy giác mạc của con ra một cách thật nhẹ nhàng. Trong tận cùng đau khổ của sự mất mát, bố mẹ bé "cảm thấy mãn nguyện vì nguyện vọng của bố mẹ và con trai đã được thực hiện".

Chị Phương hôn từ biệt con trai Reon sau khi hiến giác mạc.

Chị Phương hôn từ biệt con trai Reon sau khi hiến giác mạc.

Gia đình chị đã lo xong hậu sự cho bé Reon vào ngày 1/1/2019 nhưng chị sẽ ở lại đến ít nhất tới khi 100 ngày của con. Chị nói, khi con sống chị đã không được gần con nhiều rồi nên khi con đã mất chị muốn ở lại để nấu cơm cúng ngày 3 bữa cho con như khi con còn bên cạnh.

Điều mong ước lớn nhất lúc này của chị là sẽ gặp được hai người nhận giác mạc của con, để được nhìn thấy đôi mắt trong veo của con. Dù đó là hai người xa lạ mà gia đình không biết quen nhưng chị tin rằng tin rằng nếu có cơ hội gặp gỡ, chị chắc chắn sẽ nhận ra tâm hồn trong sáng của con trong đôi mắt của hai người nào đó.

Các bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương đã tiến hành ghép một giác mạc của bé Mai Reon cho một thanh niên 20 tuổi ở Thanh Hóa. Bệnh nhân này bị chứng loạn dưỡng giác mạc cả hai mắt, nhìn rất mờ. Bệnh nhân đang dần hồi phục sau ca ghép và đã bắt đầu có thể thấy lại ánh sáng. Đầu tuần tới, một ca ghép tương tự với giác mạc còn lại của bé Reon cũng sẽ được thực hiện. Người nhận một giác mạc của bé cũng là một bệnh nhân ở độ tuổi 20 bị loạn dưỡng giác mạc.

Công đức của Mai Reon - em bé 4 tuổi và gia đình thật là không đếm đo được. Cầu mong con siêu thoát và về miền Cực Lạc. Mong gia đình con được sức khỏe, tinh tấn và có đức Phật che chở!

Mai Reon là em bé thứ ba hiến tặng giác mạc trong gần một năm qua, tính từ tháng 2/2018, sau hai bé Hải An hơn 7 tuổi và Vân Nhi 12 tuổi.

Em cũng là bé nhỏ tuổi nhất hiến giác mạc sau khi mất. Nghĩa cử cao đẹp đã góp phần làm cuộc sống thêm ý nghĩa khi giúp hai người sống trong bóng tối tìm được ánh sáng.

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt trao hơn 600 triệu đồng cho người nghèo Thừa Thiên-Huế

Gieo mầm thiện 21:54 10/04/2024

Vừa qua, ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng đoàn thiện nguyện mang hơn 600 phần quà nghĩa tình từ miền Nam trao cho người nghèo tại Thừa Thiên-Huế.

Xem thêm