Bốn pháp ấn
Ai chấp cái ta và cái của ta thì sẽ khổ nhiều, ai ít chấp thì ít khổ, ai không còn cố chấp, dính mắc, không còn bị trói buộc vào bất cứ thứ gì thì sẽ hết khổ.
Thấy mọi thứ
Luôn chuyển biến
Làm ta đau khổ
Thấu rõ tính không
Vốn vô ngã
Đây là bốn cái gương soi rõ chân lý của đạo Phật.

Một là vô thường, tức mọi thứ luôn vận động chuyển biến và thay đổi. Cả thân thể ta và tâm ta. Ai hiểu rõ điều này, nhận chân điều này thì dù họ gặp nghịch cảnh trái ngang họ vẫn an ổn bớt chấp và ít khổ.
Hai là cái khổ của đời người là phổ biến, là sự thật. Mỗi người có kiểu khổ khác nhau. Ai biết tu thì bớt khổ dần đến hết khổ.
Ba là thật tính của mọi thứ là không. Không không phải là không có mà là không thật có. Vì mọi thứ do duyên hợp, duyên sinh, xét đến cùng thì chỉ là tổ hợp các duyên và không có thật tính. Duyên hợp thì thành, duyên tan thì mất. Ai rõ được tính không của các pháp thì người đó được ung dung tự tại giải thoát.
Bốn là vô ngã là không có thật ngã. Vì ta chấp ngã, chấp cái ta, hiểu sai về cái ta nên ta khổ nhiều. Ví dụ như chấp "tên của Ta" Tên là do cha mẹ ta đặt cho, ai khen tên đó thì ta vui ai chê tên đó thì ta buồn. Nghĩ kỹ thì cái tên không phải thật là ta và không dính dáng gì đến sự an vui hay khổ đau của ta.
Ai chấp cái ta và cái của ta thì sẽ khổ nhiều, ai ít chấp thì ít khổ, ai không còn cố chấp, dính mắc, không còn bị trói buộc vào bất cứ thứ gì thì sẽ hết khổ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Bốn pháp ấn
Phật giáo thường thức
Ai chấp cái ta và cái của ta thì sẽ khổ nhiều, ai ít chấp thì ít khổ, ai không còn cố chấp, dính mắc, không còn bị trói buộc vào bất cứ thứ gì thì sẽ hết khổ.

Nghiệp và ý chí tự do
Phật giáo thường thức
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả. Ví dụ, nếu ai đó uống một tách trà lớn vào buổi sáng, đó là nhân. Và quả là họ sẽ phải đi nhà vệ sinh nhiều lần vào buổi chiều.

Tâm phàm làm sao trở thành tâm Phật?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Thưa Hòa thượng, làm sao để tâm phàm trở thành tâm Phật?

Cách vượt qua bệnh tương tư?
Phật giáo thường thức
Khi quý vị mắc bệnh tương tư thì phải làm sao?
Xem thêm