Bốn thánh tích khiến tâm xúc động mãnh liệt
Động tâm là tâm xúc động mãnh liệt, tình cảm tôn giáo của tín đồ vỡ òa trước những Thánh tích. Tứ động tâm là bốn Thánh tích Phật giáo thiêng liêng, nơi ghi dấu Đức Thế Tôn đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân và thị hiện Niết bàn.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, gọi các Tỷ kheo:
Có bốn trú xứ, này các Tỷ kheo, khi một tín nam nhìn thấy cần phải xúc động mãnh liệt. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ kheo, chỗ Như Lai sanh. Đây là trú xứ khi một tín nam nhìn thấy, cần phải xúc động mãnh liệt. Ở đây, này các Tỷ kheo, chỗ Như Lai giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác. Đây là trú xứ khi một tín nam nhìn thấy, cần phải xúc động mãnh liệt. Ở đây, này các Tỷ kheo, chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng. Đây là trú xứ khi một tín nam nhìn thấy, cần phải xúc động mãnh liệt. Ở đây, này các Tỷ kheo, chỗ Như Lai nhập Niết bàn. Đây là trú xứ khi một tín nam nhìn thấy, cần phải xúc động mãnh liệt.
Có bốn trú xứ này, một tín nam khi nhìn thấy, cần phải xúc động mãnh liệt.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 4, phẩm Kesi, phần Xúc động, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.44)
Lời bàn:
Động tâm là tâm xúc động mãnh liệt, tình cảm tôn giáo của tín đồ vỡ òa trước những Thánh tích. Tứ động tâm là bốn Thánh tích Phật giáo thiêng liêng, nơi ghi dấu Đức Thế Tôn đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân và thị hiện Niết bàn. Mỗi lần hành hương chiêm bái các nơi này, hình ảnh Đức Phật, Thánh chúng và các hoạt động tu tập hàng ngày của Tăng đoàn thời Thế Tôn còn tại thế lại được tái hiện trong tâm khảm, khiến cho tâm bị chấn động, cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Và hầu hết Tăng Ni, Phật tử đều không cầm được nước mắt khi chiêm bái các Thánh tích này.
Mặc dù đạo Phật luôn đặt nặng vấn đề thành tựu tuệ giác nhưng có điều mà chúng ta không thể ngờ là nhờ những cảm xúc tôn giáo thiêng liêng ấy mà nhiều khách hành hương được chuyển hóa, được Tam bảo gia hộ. Không ít người sau khi chiêm bái Phật tích trở về đã thay đổi tâm tính rõ rệt, tinh tấn tu học và từ bi hỉ xả nhiều hơn. Có lẽ vì thế nên trước lúc nhập Niết bàn, Thế Tôn đã căn dặn môn đệ nhiều vấn đề, đặc biệt trong đó có hành hương chiêm bái Tứ động tâm.
Quan trọng hơn, pháp thoại này Thế Tôn đã nhấn mạnh sự lưu tâm đến hàng nam cư sĩ, thậm chí gọi họ là “tín nam”, vị nam cư sĩ có lòng tin, trong khi bình thường Thế Tôn gọi họ là thiện nam (người con trai lành so với tín nữ). Như vậy, ngoài lý trí, nền tảng của niềm tịnh tín Tam bảo thì tình cảm cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp con người hướng thiện, thăng hoa. Cảm xúc trào dâng trước các Thánh tích của khách hành hương là một tín hiệu lành cho thấy những hạt giống thiện đang nảy mầm, đơm bông và kết trái.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi
Lời Phật dạy 17:40 11/11/2024Người có tâm oán thù thì không mong kẻ thù có danh tiếng, được khen ngợi. Ngược lại, họ còn cầu cho kẻ thù luôn bị tiếng xấu, thậm chí thân bại danh liệt. Âu đó cũng là chuyện thường của thế gian.
Những phương pháp sống khỏe theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy 07:56 11/11/2024Đức Phật luôn khuyến khích con người sống một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi tư duy về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc để có một thân thể quân bình cả thân lẫn tâm.
Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma
Lời Phật dạy 19:00 07/11/2024Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, tâm nguyện vì chúng sanh cao cả.
Xem thêm